VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP - Trang 51

Phùng Đô Quân là một người phi thường, tất nhiên có sự gặp gỡ phi

thường: sự gặp gỡ phi thường chính là để đãi người có tài phi thường, xem
việc sức bắt được hổ, khi muốn nuốt sao Ngâu, khiến cho người trong châu
đều úy phục, nếu không có tài lược hơn người thời đâu được như thế?

Chính Bình chết rồi, Vương thung dung vào đô thành cắm bảy mươi

ngọn cờ, hùng oai muôn dặm, độc quyền một phương, họa phúc do tay,
nghiễm nhiên như một họ Triệu, họ Lý vậy, há phải như Mai Hắc Đế chỉ
chiếm một châu mà ví được đâu? Tuy vận còn nội thuộc, chẳng bao lâu bị
mất vào tay Triệu Xương, nhưng kẻ đại trượng phu xuất sắc không chịu để
cho bọn hồ lại ràng buộc, Ngọ Phong cho là tay cự phách trong hạng Thổ
hào, vận tuy bĩ cực, nhưng gặp gỡ đều hạnh thông, rõ thực bậc anh hùng
hảo hán, phương chi chốn Đại nội hiển linh, sông Bạch Đằng giúp trận, Phu
Hựu, Chương Nghĩa, chói lọi ở Loan thư, sống được vinh danh, chết lưu
hiển hiệu, người như Phùng Bố Cái chưa dễ có nhiều được.

Kẻ thân hạ thì có Bồ Phá Lặc, tận trung thờ chúa, con thì có Phùng An,

biết sợ mệnh trời, một cõi Đường Lâm dần dần thành ra một làng danh
thắng.

Ngày nay anh tài nảy nở, vị tất đã không do Phùng Công đã cắm lá cờ đỏ

đầu tiên, thực là bất hủ.

Có người bảo: Đường Lâm nay là Phúc Lộc thì phải, Phùng Sứ Quân nay

làm Phúc thần xã Mông Phụ, chưa biết có phải không.

____________________________

Chú thích:

53 Giao Châu Ký: đó là tác phẩm của Triệu Xương, mà bản chép tay

A.47 chép là Triệu Công (ông họ Triệu) và bản A.751 của chúng tôi chép là
Triệu Vương (vua họ Triệu). Triệu Xương đã cai trị hai lần ở Giao Châu và
đã trở thành như một nhà chuyên môn về các vấn đề Giao Châu, bởi vậy,
khó lòng có thể có một người nào hiểu biết về Bố Cái Đại Vương hơn ông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.