Khi mình hỏi một trong số những học sinh mới của mình rằng em có
nghĩ mình có thể tốt nghiệp được không, cậu bé đã trả lời: “Tốt nghiệp ấy
ạ? Em còn không biết liệu mình có thể sống tới ngày sinh nhật lần thứ 16
hay không nữa!” Với nhiều em, sống còn có vẻ là vấn đề quan trọng hơn
bằng cấp.
Thái độ quá tin vào định mệnh của bọn trẻ đã ảnh hưởng tới lựa chọn
bài học môn Ngữ văn của mình năm nay. Vì tai nạn với mẩu giấy mang tính
phân biệt chủng tộc đã đem lại một bài học về lòng khoan dung, sự tha thứ,
mình sẽ tiếp tục và sẽ mở rộng khai thác chủ đề này. Mình đã đặt bốn cuốn
sách về trẻ mới lớn trong khủng hoảng: Làn sóng (The wave) của Todd
Strasser, Đêm (Night) của Elie Wiesel, Nhật ký Anne Frank (Anne Frank:
The diary of a young girl) và Nhật ký Zlata: Cuộc đời một đứa trẻ ở
Sarajevo. Hai cuốn sau cùng sẽ là tâm điểm của khóa học.
Thật lạ là giữa những học sinh của mình và Anne cũng như Zlata có rất
nhiều điểm chung. Vì rất nhiều học sinh của mình 15 tuổi, Zlata cũng 15
tuổi và Anne cũng 15 tuổi khi mất, nên mình nghĩ sự tương đồng về tuổi
tác, về cảm giác bị xa lánh, ghét bỏ, về những lo lắng tuổi mới lớn sẽ thực
sự trở thành một ngôi nhà chung cho bọn trẻ.
Cuốn sách của Anne Frank là một lựa chọn tự nhiên, nhưng mình thật
sự phấn khích khi phát hiện ra cuốn sách của một cây bút trẻ người Bosnia -
người được giới phê bình đánh giá là “Anne Frank hiện đại”. Câu
chuyện trang bìa của tạp chí Scope về Zlata Filipovic mùa xuân năm ngoái
đã truyền cảm hứng cho mình tìm đọc cuốn nhật ký của cô bé về đất nước
Bosnia bị chiến tranh tàn phá. Zlata bắt đầu viết nhật ký khi lên 10. Cô bé
gọi cuốn nhật ký của mình là “Mimmy” - cũng giống như Anne Frank gọi
cuốn nhật ký của cô bé là “Kitty”. Cũng như cuộc sống của Anne đã thay
đổi rất nhiều dưới sự thống trị, xâm lược của Phát xít Đức, cuộc sống của