VIẾT LÊN HY VỌNG - Trang 76

Zlata cũng thay đổi hoàn toàn trong suốt cuộc chiến ở Sarajevo. Đột nhiên,

sự quan tâm của Zlata chuyển từ việc học, việc xem kênh MTV sang việc

đóng cửa trường học và thư viện quốc gia bị phá hủy. Vì chiến tranh vẫn

tiếp diễn, cô bé đã phải trải nghiệm và ghi chép lại những thiếu thốn về mặt

lương thực, những cuộc nã pháo, nã đạn và những cái chết thương tâm của

trẻ em.

Năm 1991, ở tuổi 11, khi Zlata phải chứng kiến chiến tranh nổ ra ở

thành phố một thời thanh bình của mình thì những học sinh của mình ở Los

Angeles lại bùng nổ theo bản án của Rodney King; khi Zlata phải lẩn tránh

những phát đạn bắn tỉa từ những con phố nơi cô bé vẫn từng vui chơi thì

những học sinh của mình đang phải tránh những băng đạn nã ra từ những

chiếc xe đang chạy; khi Zlata phải chứng kiến bạn bè mình bị giết chết bởi

bạo lực chiến tranh vô nghĩa thì những học sinh của mình lại phải chứng

kiến bạn bè bị những băng nhóm bạo lực vô nhân tính giết chết. Ở Sarajevo,

Zlata đã miêu tả binh lính dùng một mẩu “sáp đen chiến tranh” viết S để chỉ

người Serb, C để chỉ người Croat và M để chỉ người Muslim (Hồi giáo).

Mình nghĩ học sinh của mình cũng sẽ lập luận rằng chúng cũng đã phải trải

qua chuyện “mẩu sáp đen” đó, W là White (người da trắng), B là Black

(người da đen), L là Latino (người Latin) và A là Asian (người châu Á).

Mình nghĩ học sinh của mình có thể nhận diện được các nhân vật chính

tuổi teen trong tất cả những cuốn sách mình đã chọn. Nhưng vì sách vẫn

chưa về nên mình sẽ cho các em đọc những câu chuyện và những vở kịch

ngắn mà các em có thể tìm thấy những điểm tương đồng. Mình tin chắc

rằng các em sẽ ngạc nhiên khi thấy cuộc sống phản chiếu vào nghệ thuật

như thế nào.

Nhật ký 24

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.