VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 1016

1. Không hợp tác với Cộng Sản và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
2. Chống các chế độ độc tài và quân phiệt.
3. Chống sự phục hồi Công Giáo Cần Lao.
4. Chống chính sách áp đặt cấp lãnh đạo quốc gia theo ý muốn của Hoa Kỳ
và chống văn hóa đồi trụy Tây phương du nhập vào Việt Nam.
5. Chống chiến tranh và đòi hỏi Hòa Bình.
6. Đấu tranh cho miền Nam Việt Nam một chế độ thật sự dân chủ thể hiện
qua các cuộc bầu cử tự do, nghiêm chỉnh.
Cần phải biết thêm rằng trước khi Thượng tọa Trí Quang nêu rõ lập trường
Hòa Bình của Phật giáo Việt Nam thì ngày 11-2-1965, Giáo Hoàng La Mã
đã kêu gọi ngưng chiến tại Việt Nam. Cũng trong năm 1965, Giáo Hoàng
Paul VI liên tiếp kêu gọi tín đồ cầu nguyện cho Hòa Bình Thế Giới vào
ngày 11-7-1965. Qua ngày 4-10-1965, Giáo Hoàng đích thân đến thăm Hoa
Kỳ, hội đàm với Tổng thống Johnson, bàn về tình hình thế giới và chiến
tranh Việt Nam.
Sau khi rời Nữu Ước, Giáo Hoàng Paul VI bước vào giai đoạn cuối của một
chiến dịch khéo léo để mang lại một nền hòa bình bằng thương thảo tại Việt
Nam. Những văn phòng thông tin của Vatican được tổ chức lại để nhấn
mạnh hơn vào đường giây liên lạc trực tiếp với đại diện Vatican tại Đông
Nam Á.. La Mã tăng cường phái bộ ngoại giao tại Á Châu, đặc biệt tại
những nước có quan hệ trực tiếp với Trung Quốc và Hà Nội. Tổng Giám
mục Igino Cardinale, đại diện Tòa thánh tại Luân Đôn, liên lạc với những
người đại diện Việt Nam tại Âu Châu. Đại diện Tòa thánh tại Ba Lê, Tổng
Giám mục Paolo Bertoli, làm việc chung với chính phủ Pháp, để áp lực cả
Hà Nội lẫn Sài Gòn. Vatican lại cũng rất xông xáo tại các thủ đô Đông Âu
như Budapest, nơi người được gọi là Giám mục Đỏ Endre Hamvas, vốn
được bổ nhiệm với sự chấp thuận của chế độ Cộng Sản, đã nỗ lực đóng vai
trò trung gian. Đại diện Vatican tại Cam bốt cũng được báo cáo là liên hệ
thẳng với Việt Cộng. Từ khắp nơi trên thế giới, tin tức tình báo đổ tràn về
Vatican qua các nhà ngoại giao, các vị giáo phẩm, các nhà truyền giáo, và
qua các tín đồ Thiên Chúa giáo; và ngay cả Giáo Hoàng cũng trao đổi công
điện trực tiếp với ông Hồ Chí Minh”. (The American Pope, John Cooney-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.