Time Books 1984, trang 293).
Như thế là cả Phật giáo lẫn Công giáo đều mong muốn chấm dứt chiến
tranh, thực hiện Hòa Bình. Có khác chăng là cuộc vận động ngưng chiến
của Tòa thánh La Mã có tầm vóc quốc tế, có ảnh hưởng đến đường lối chính
trị của Hoa Kỳ, có lợi cho Cộng Sản. Trái lại, nguyện vọng Hòa Bình của
Phật giáo Việt Nam chỉ nằm trong biên giới miền Nam và có lợi cho dân tộc
Việt Nam mà thôi. Không nói thì ai cũng biết ảnh hưởng chính trị của Giáo
hoàng trên trường quốc tế to lớn như thế nào, ảnh hưởng đó đã giúp cho
Cộng Sản Hà Nội giải phóng được miền Nam (việc mà tôi sẽ nói rõ ở một
chương sau). Trong lúc đó thì chủ trương Hòa Bình, Trung lập, Hòa giải của
Thượng tọa Trí Quang là để tránh sự thôn tính miền Nam của Cộng Sản Hà
Nội nhưng lại không tạo được một ảnh hưởng nào đối với người Mỹ và
chính phủ Thiệu-Kỳ.
Nhưng dù sáng kiến Hòa Bình do bất kỳ ai đưa ra thì cuộc vận động đưa
đến Hòa Bình không phải dễ dàng và tất nhiên còn đòi hỏi rất nhiều thời
gian và trải qua nhiều thử thách, lừa lọc giữa các phe lâm chiến. Huống chi
chiến tranh Việt Nam là thứ chiến tranh ủy nhiệm mà bộ não chiến tranh
thật sự nằm tại Moscow và Washington.
Riêng đối với Thượng tọa Trí Quang thì dù chiến tranh hay Hòa Bình, trước
hết miền Nam Việt Nam phải được lãnh đạo bởi những nhà lãnh đạo do
nhân dân lựa chọn trong tự do và dân chủ. Quan niệm của ông là chính phủ
phải do nhân dân hoàn toàn tự do bầu lên trong một thể chế thật sự dân chủ,
và có như vậy miền Nam mới có đủ uy tín và thực lực để nói chuyện Chiến
Tranh hay Hòa Bình. Ông đã nói rõ cho các ký giả quốc tế biết là ông cũng
không chống lại hai tướng Thiệu-Kỳ ứng cử chức Tổng thống. Ông chỉ đòi
hỏi bất cứ tướng lãnh nào muốn làm chính trị, muốn vào chính quyền thì
phải cởi áo nhà binh trước đã và phải qua một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do,
nghiêm chỉnh.
Đường lối cứu nước của Phật giáo và của Thượng tọa Trí Quang rất minh
bạch, chủ trương chiến lược của ông thật là sáng suốt, tiếc thay cuộc đấu
tranh cho dân chủ của ông năm 1966 bị thất bại mà nguyên nhân trước hết
là vì tình hình nội bộ của phong trào đấu tranh: