làm Thủ tướng vào ngày 14/6/1965 (“Việc Từng Ngày”, Đoàn Thêm, tr.86).
Tác giả Cao Văn Luận viết lịch sử mà chỉ có một sự việc đã lẫn lộn tới ba
thời điểm khác nhau. Viết như vậy tác giả họ Cao chỉ với mục đích vu oan
giá họa cho người và lấy lòng những kẻ hoài Ngô ở hại ngoại nầy thôi.
(“Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị”, Lê Trọng Văn, Hoa Kỳ, năm
1991, tr.292-293).
Nhưng điều chua xót cho Phật giáo Việt Nam hơn cả trong vụ đấu tranh
miền Trung 1966 là việc Hòa thượng Tâm Châu đang là Viện Trưởng Viện
Hóa Đạo mà lại ủng hộ chính phủ Nguyễn Cao Kỳ. Ông hoàn toàn đi ngược
lại với đường lối chống quân phiệt và đòi dân chủ của đại khối Phật giáo đồ
gồm cả các nhà sư Bắc, Trung, Nam (với những nhà sư Bắc tên tuổi như
Thích Đức Nhuận, Thích Quảng Độ,...). Một lần nữa, thời gian lại cho ta
biết một bí ẩn lịch sử khác, đó là việc Hòa thượng Tâm Châu ủng hộ
Nguyễn Cao Kỳ vì có liên hệ qua hôn nhân. (“Việt Nam Niên Biểu Nhân
Vật Chí”, Chánh Đạo Vũ Ngự Chiêu, Houston, 1993, tr.499).
Chua xót hơn nữa cho hàng ngũ Phật tử là sau khi miền Nam rơi vào tay
Cộng Sản do chính nhóm quân phiệt Thiệu, Kỳ, Viên, Khiêm gây ra, đáng
lẽ làm thân lưu vong biệt xứ, Hòa thượng Tâm Châu nên ăn năm sám hối thì
ông lại viết thư đăng trên tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong, tờ báo chuyên đánh
phá Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, để gán cho việc đem bàn
thờ Phật xuống đường trong cuộc đấu tranh 1966 là hành “hành động bất lợi
cho chính nghĩa quốc gia” (Văn Nghệ Tiền Phong, số 289, ngày 1/2/1989).
Luận điệu “chống Ấn Quang, bênh Nguyễn Cao Kỳ” của Hòa thượng đã
giúp ông cựu Thượng Nghị sĩ Nguyễn Văn Chức, nhân vật coi Phật giáo,
Thượng tọa Trí Quang và phong trào Cần Vương, Văn Thân như kẻ thù
(xem “Việt Nam Chính Sử” của ông Chức) có tài liệu để ông ta gán cho
cuộc đấu tranh Phật giáo năm 1966 bằng lời lẽ xấc láo, độc địa không tưởng
tượng nổi là “hành động đại nghịch tặc, đại vô đạo và đại vô luân, mà chỉ
bọn Cộng Sản vô thần và tay sai mới dám làm. Và “họ” đã dám làm”. (“Việt
Nam Chính Sử”, tr.17). Cũng như ông Chức đã dựa vào luận điệu xuyên tạc
của ký giả ngoại quốc thân nhà Ngô để gọi những vụ tự thiêu dành quyền
sống cho Phật giáo là “Một tổ tự thiêu, cũng gọi là một ban tuyển mộ tự