VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 18

thiên lý, đến cửa sông Gianh dừng chân nghỉ lại trong những ngôi quán
tranh của dân xóm Thanh Hà, phía hữu ngạn sông Gianh, nếm mùi hải vị,
uống chén chè tươi, ngắm nhìn bức tranh thiên tạo, hưởng làn gió mát trước
khi tiếp tục cuộc hành trình ngược Bắc xuôi Nam.
Rời sông Gianh, theo phương Nam mà đi gần 30 cây số nữa, khách lữ hành
sẽ gặp Đồng Hới, tỉnh lỵ Quảng Bình, có Động Hải, có sông Nhật Lệ, có
cổng Bình Quan, có cổ lũy Phú Ninh, có những tiền đồn của Lũy Thầy,
những di tích còn sót lại của thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
Tiếp tục đi về phía Nam, băng qua sông Nhật Lệ, khách lữ hành sẽ tìm thấy
những kiến trúc rêu phong vốn là vết tích của Lũy Thầy, còn được gọi là
Trường Thành Định Bắc. Lũy Thầy, chiến lũy vững vàng đã từng chận đứng
rất nhiều chiến dịch Nam tiến của quân chúa Trịnh, được xây từ năm 1629
do sáng kiến chiến lược của vị quân sư tài ba và đầy mưu lược của nhà
Nguyễn là ông Đào Duy Từ. Ông vốn xuất thân từ một gia đình làm nghề
hát xướng, cái nghề mà xã hội phong kiến ngày xưa thường khinh bỉ gọi là
“xướng ca vô loại”. Thủa thiếu thời, có lúc ông phải đi ăn xin từ làng này
qua làng khác và rất nhiều lần phải chăn trâu cho các nhà phú hộ để đổi lấy
bát cơm thừa. Trong hoàn cảnh khốn cùng đó, tương lai lại còn bị chận
đứng bởi bức thành giai cấp cổ tục, ông vẫn quyết tâm sôi kinh nấu sử một
mình để trau dồi trí đức và sau này trở thành một bậc hiền tài mưu cao chí
lớn được chúa Nguyễn Phúc Nguyên và các quan xem như bậc thầy.
Lũy Thầy dài ba trăm trượng, chạy từ chân núi Đầu Mâu, phía Tây huyện
Lệ Thủy, đến cửa sông Nhật Lệ thuộc phủ Quảng Ninh, đã là chiến lũy chận
đứng được nhiều cuộc tấn công của quân Đàng Ngoài. Vì thế mới có lời
truyền tụng:
Khôn ngoan qua cửa sông La,
Dù ai có cánh khó qua Lũy Thầy.
Ngoài những cảnh trí non nước đã được nhắc nhở nhiều trong sử sách ngàn
đời của dân tộc Việt, Quảng Bình còn có nhiều phong cảnh đem tự hào cho
dân chúng địa phương. Cách tỉnh lỵ Đồng Hới 17 cây số về phía Tây Nam,
có động Phong Nha thuộc huyện Bố Trạch, một thắng cảnh vô cùng kỳ vĩ.
Muốn vào động phải đi bằng thuyền, phải có đuốc dẫn đường; trong động

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.