quyền. Lòng trung thành của dân chúng đòi hỏi sự phục hồi nhà Lê và tìm
kiếm một hậu duệ. Lý do đó giải thích cho sự thành công của Lê Duy
Phụng, kẻ tự nhận là người hậu duệ Thiên Chúa giáo của nhà Lê.
Dưới triều đại Tự Đức, theo sự xúi dục của các giáo sĩ ngoại quốc, người
Thiên Chúa giáo và người không Thiên Chúa giáo kẻ thì chiến đấu âm
thầm, kẻ thì công khai để chống lại những nhà vua đang tại vị hơn là chống
lại nhà Nguyễn vì nhiều nguyên nhân. Nhà Nguyễn đã cướp ngôi vua nhà
Lê. Những vua nối quyền hiện tại thì không còn thiên mệnh để ký kết với
quân xâm lăng và nhượng một phần lãnh thổ cho kẻ thù. Chỉ khác nhau là:
người Thiên Chúa giáo thì hợp tác với Pháp trong một mục tiêu chung, còn
người không Thiên Chúa giáo thì chiến đấu chống lại.
Gác một bên việc Etienne Vũ Đức Hạnh cố tình xuyên tạc lịch sử dân tộc,
chúng ta thấy rõ ràng ông ta đã hân hoan vinh danh hành động làm tay sai
cho thực dân của người Công giáo Việt Nam dưới thế kỷ 19.
Với cái tội phản quốc đó của giáo sĩ ngoại quốc và giáo dân Việt Nam thì
làm sao vua chúa nhà Nguyễn lại không “cấm đạo, giết đạo”.
Nói cho rõ ra thì từ ngày đạo Chúa du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 16
cho đến đời Tự Đức gần 300 năm trời, vua chúa nước ta với truyền thống
hiếu hòa và bản chất hiếu khách đã biết bao phen mở rộng vòng tay để cho
giáo sĩ và giáo dân tự do hành đạo. Khốn nỗi, các cố đạo “cứ được đằng
chân lại lân đằng đầu” trong mưu đồ thôn tính Việt Nam cho nên mới có
tình trạng cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, các vua chúa nhà Nguyễn
phải cấm đạo, giết đạo, sĩ phu Việt Nam phải phất cờ “Bình Tây Sát Tả”.
Những hành động đó tuy tàn ác nhưng lại là những biện pháp bắt buộc để
cứu nước cứu dân trong tình thế quê hương lúc bấy giờ, một quê hương loạn
ly tang tóc do chính các giáo sĩ và giáo dân gây ra mà nhà trí thức Công
giáo Etienne Võ Đức Hạnh lại cố tình để cao và bênh vực họ.
Vào cuối đời vua Tự Đức, đất nước từ từ mất dần về tay người Pháp. Rồi
đến năm 1884, với hiệp ước ký kết giữa đại diện Pháp là Patenôtre và đại
diện triều đình An Nam là Nguyễn Văn Tường và Phạm Trọng Duật, thì
nước Việt Nam bị chia thành ba kỳ: Nam kỳ thuộc địa có quy chế như một
tỉnh hạt của Pháp quốc do một Thống đốc Pháp cai trị, Bắc kỳ Bảo hộ do