(1950) lên 26 tiểu đoàn (1951) và vào năm 1953 gồm 167.000 binh sĩ với
3.500 phụ lực quân. Các cấp chỉ huy được đào tạo tại các trường Võ Bị Liên
Quân Đà Lạt, khai giảng ngày 5-11-1950, trường Cao Đẳng Võ Bị thành lập
ngày 25-6-1950, trường Quân Y ngày 7-8-1950, trường Không Quân ngày
24-6-1951, và Hải Quân ngày 1-1-1952. Các tổ chức khác cũng được thành
lập như Tòa Án Quân Sự, Bộ Tổng Tham mưu, nhiều luật lệ quân sự cũng
được ban hành như: Quy chế quân đội, chế độ quân dịch, thể thức sát nhập
các lực lượng giáo phái vào quân đội quốc gia (10-4-1954).
- Tổ chức Tư Pháp và các tòa án.
- Hành chánh địa phương.
- Giáo dục, Văn hóa: Trường đại học Văn Khoa, Sở Bảo Tồn Cổ Tích,
trường Cao Đẳng Sư Phạm, Văn Hóa Nguyệt San.
- Kinh tế, xã hội: Bộ Luật Lao Động, Bộ Luật Cải Cách Điền Địa.
- Các tổ chức chuyên môn: Viện Thống Kê, Việt Nam Thông Tấn Xã, Quốc
gia Kiến Ốc Cục và Vé số Kiến Thiết Quốc Gia, Sở Du Lịch Quốc Gia,
Công ty Hàng Không Việt Nam, trùng tu Điện Lực Cuộc, trường Quốc Gia
Hành Chánh.
- Quy chế Nghiệp Đoàn, Chế độ Bảo vệ quyền phát minh và sáng chế công
nghệ, chế độ Phim ảnh và Quay phim.
- Các thiết bị và Quy chế quan trọng: Bảo Quốc Huân Chương, Anh Dũng
Bội Tinh, ngày Phụ Nữ Việt Nam, Quy Chế Công Chức Quốc Gia, Quy Chế
các Hiệp Hội, Quy Chế Thể Thao, Thanh Niên, Quy Chế Hàng Hải, Chế độ
Thuê nhà và quyền lưu cư. Bộ Luật thuế Trực thu và Gián thu.
Ông Đoàn Thêm cho rằng người ta đã vô tình hay hữu ý thổi phồng những
khuyết điểm, những thất bại của ông Bảo Đại một cách quá đáng, đã mô tả
cuộc đời và sự nghiệp của ông Bảo Đại một cách lố lăng mà không nghĩ đến
hoàn cảnh khó khăn của đất nước dưới thời ông Bảo Đại, so với hoàn cảnh
dễ dàng hơn của thời ông Ngô Đình Diệm. Thậm chí người ta đã dễ dàng
gắn cho Bảo Đại là trụy lạc dâm ô, trong lúc Bảo Đại lấy vợ hầu chỉ là để
đền ơn trả nghĩa cho một người đàn bà đã từng giúp đỡ ông trong khi ông
đang bôn ba ở Hồng Kông.
Theo ông Đoàn Thêm, người ta chỉ trích vua Bảo Đại mà quên đi công lao