VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 245

đa tài, cả văn lẫn thơ lẫn hội họa, vốn là những chất liệu hun đúc nên một
tâm hồn luôn luôn đối nghịch với cái gì xấu xa, bất thiện. Tôi không quen
biết nhiều ông Đoàn Thêm nhưng vốn có ít nhiều hiểu biết về ông Bảo Đại,
về ông Ngô Đình Diệm và đã từng sống và làm việc dưới cả hai chế độ, nên
tôi nhận thấy tác phẩm “Những Ngày Chưa Quên” sẽ giúp ích rất nhiều cho
những ai muốn biết về giai đoạn lịch sử 30 năm Việt Nam chiến tranh Quốc
Cộng, viết bởi một người quốc gia mang nhiều tâm tư cố tìm hiểu lịch sử.
Ông không cố tình bóp méo lịch sử như ông Cao Thế Dung hay bà
Margueritte Higgins, ông không lợi dụng viết hồi ký để xuyên tạc và bôi lọ
người khác như Linh mục Cao Văn Luận, ông Nhị Lang, ông Nguyễn Văn
Chức, ông Nguyễn Trân…
Để tóm tắt lại trường hợp của ông Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều
Nguyễn, của chế độ quân chủ tại Việt Nam, thì kể từ lúc tức vị (1932) cho
đến năm bị truất phế (1955) là 24 năm chịu trách nhiệm trước quốc dân và
trước lịch sử, ông Bảo Đại quả thật đã mang đầy đủ vóc dáng của một vị
nguyên thủ quốc gia vào lúc mạt vận, nghĩa là có đầy đủ khuyết điểm của
một vị lãnh đạo không có thực quyền và không có thực tài để hoán chuyển
định mệnh. Nhưng ông cũng có đầy đủ những công lao của một nhân vật
lịch sử trong giai đoạn giao thời, là xây dựng cơ sở cho giai đoạn kế tiếp
chứ không đạp đổ những nền móng cơ bản để gây xáo trộn cho kẻ thừa kế.
Khi công dân Vĩnh Thụy đứng dậy, ông đã chứng tỏ được lòng yêu nước và
ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng dân tộc và tiền đồ tổ quốc. Khi trở
thành kẻ thất bại (dù là thất bại trước đối thủ thực dân Pháp hay cựu thần
Ngô Đình Diệm) ông vẫn giữ được cái phong thái lãnh đạo trong cách hành
xử chững chạc cũng như trong thái độ quân tử an nhàn. Giai đoạn nào thì có
nhân vật đó, chỉ khen vua Bảo Đại mà không biết đến tội của ông hay chỉ
chê mà không biết đến công của ông thì quả thực bất công. Tôi không có
khả năng và cũng không có ý định phê phán ông, nhưng chẳng qua vì muốn
bắt chước người xưa, nói thẳng những điều mình biết để đóng góp vào sự
thật cho những người làm công việc viết sử sau này mà thôi.
Vì thật ra, có lẽ chính ông Bảo Đại cũng không màng những lời phê phán đó
khi mà hoàn cảnh của ông cũng như của đất nước đã là những thảm trạng tột

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.