VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 248

Quảng Bình và Hà Tĩnh, nhờ có liên hệ chặt chẽ với các giới chức Pháp cả
bên chính quyền lẫn bên Hội Truyền Giáo, nên được cử vào chức Tổng
Quản Cấm Thành (Superintendent du Palais) có lẽ là Lưu Kinh Đại Thần và
có ảnh hưởng với vua Thành Thái, đồng thời người Pháp cũng vận động đề
cử Nguyễn Hữu Bài làm Thượng thư Bộ Công. Hai nhân vật này dù không
xuất thân từ nơi khoa giáp và không thăng chức theo hệ thống quan trường
mà vẫn một bước nhảy vọt nắm giữ những chức vụ tối quan trọng với
những phẩm hàm cao cấp nhất là vì người Pháp, với sức mạnh toàn quyền
trong tay, muốn có những người thân tín là cụ Khả để kiểm soát nhà vua và
cụ Bài để kiểm soát triều đình.
Tuy nhiên, trong lúc con đường quan trường của ông Nguyễn Hữu Bài kéo
dài cho đến thời già cả (trên 70 tuổi), mà chức vụ cuối cùng là Thượng thư
đầu triều hàm Võ Hiển Đại học sĩ, thì công danh của ông Ngô Đình Khả lại
nửa đường đứt gánh. Theo Tổng thống Diệm kể lại cho ký giả Shaplen
trong một cuộc phỏng vấn dài sáu tiếng đồng hồ tại dinh Gia Long năm
1962, thì thân phụ của ông mất chức vì người Pháp nghi ngờ cụ Khả có liên
hệ đến một âm mưu chống Pháp, vì cụ Khả đã chống lại việc người Pháp đã
truất phế và đày vua Thành Thái [25]. Nhưng theo bạn của tôi và những vị
cựu quan lại, những nhân vật thuộc Nguyễn Phước tộc kể lại, thì việc ông
Khả bị mất chức thật ra là vì lúc còn làm Cận thần, ông đã tự động dựng
một ngôi giáo đường trong Hoàng thành trái với bầu không khí và màu sắc
hoàn toàn Tam giáo nơi cung cấm của nhà Nguyễn, và bất cần những lời
phản đối của các vị quan khác và Hoàng gia. Vì thế mà nhân cơ hội vua
Thành Thái bị truất phế, triều đình hạch tội ông Ngô Đình Khả đã khinh
mạn Hoàng gia, giáng ông xuống ba cấp và cho về hưu non. Thật ra thì vụ
xây ngôi giáo đường chỉ là một cái cớ, cái cớ cuối cùng và cụ thể nhất của
một chuỗi dài những mâu thuẫn và xung khắc của nhiều thế lực. Nguyên
Khâm sứ Trung kỳ lúc bấy giờ là Lévêque, thuộc hội Tam Điểm (Franc–
Macon), có khuynh hướng chống sự bành trướng quyền lực của Hội Thánh
Công giáo La Mã và cũng thường có thái độ khinh mạn nhà vua và triều
đình An Nam. Với tư cách là Khâm sứ Trung kỳ, y có toàn quyền trực tiếp
hay gián tiếp quyết định bổ nhiệm, thay đổi hay cách chức các quan lại An

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.