nơi gia đình ông Ngô Đình Khả trú ngụ, thì khi bị giáng chức rồi về hưu
sớm, cụ Khả thường mặc đồ nâu, quần ống cao ống thấp, chân đi guốc gỗ và
thường đến ngồi trước sân nhà thờ Phú Cam, miệng lẩm bẩm chửi bới đích
danh các vị quan tại triều. Thái độ hằn học một cách sống sượng với các vị
đại thần này phản ánh một tình cảm căm thù vì quyền lợi mất mát, đường
tiến thủ bị bế tắc hơn là, và đáng lẽ là, một tình cảm kiêu hãnh vì giữ tấm
lòng trung trinh không chịu ... đày ải vị vua của mình.
Khi về hưu, cụ Ngô Đình Khả tạo được một ngôi nhà lầu tại Phú Cam, một
cảnh vườn khá rộng và mấy mẫu ruộng ở cánh đồng An Cựu gần thành phố
Huế. Cụ Khả có chín người con: 6 trai và 3 gái. Con trai là các ông: Ngô
Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình
Cẩn và Ngô Đình Luyện. Ba người con gái là các bà Ngô Thị Giao, Ngô Thị
Hiệp, thân mẫu của đức cha Nguyễn Văn Thuận, và bà Ngô Thị Hoàng,
nhạc mẫu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trần Trung Dung.
-o0o-
Ông Ngô Đình Diệm sinh tại Huế ngày 3 tháng Giêng năm 1901 (Canh Tý),
ra đời khi thân phụ còn làm quan tại triều, nhưng lại trưởng thành khi gia
đình không còn được sung túc vì cụ Khả đông con mà lại về hưu sớm. Lớn
lên, ông Diệm vào học trường tư thục Công giáo Pellerin tại Huế, đỗ bằng
Thành Chung tức là bằng Trung Học Đệ Nhất cấp sau này, rồi thi vào
trường Hậu Bổ dưới triều vua Khải Định, một vị vua nổi tiếng Việt gian.
Trường Hậu Bổ là hậu thân của trường Quốc Tử Giám, nơi đào tạo ra ngạch
thuộc quan để phục vụ cho Nam triều. Từ thời vua Duy Tân trở về trước,
trường Quốc Tử Giám ở Huế còn giữ được ít nhiều truyền thống và thực
chất giai đoạn mà định chế này mới được thiết lập lần đầu tiên vào đời vua
Lý Nhân Tông (1072–1127) tại kinh thành Thăng Long. Nghĩa là trường
được điều khiển bởi một vị đại khoa giáp mang chức Tế Tửu, và sĩ tử cũng
là hạng người đã đỗ đạt, khi ra trường sẽ là “dân chi phụ mẫu”. Trái lại,
dưới thời vua Khải Định (1916–1925) kể từ năm 1918, trường Hậu Bổ do
một viên Công Sứ Pháp được tòa Khâm sứ ủy nhiệm làm hiệu trưởng, dưới