VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 251

quyền viên Công sứ thì có vị Thượng thư Bộ Học (Nam triều), Thủ hiến học
chánh Trung Kỳ (người Pháp) và Học chính hội lý (người Pháp) là các hội
viên lo việc quản trị và giáo huấn của nhà trường. Nói cách khác, trường
Hậu Bổ dưới triều Khải Định đã bị Tây hóa trong tinh thần Bảo Hộ, và
không còn cái nho phong của các thời tiền triều mặc dù vẫn còn một số các
ông Tú, ông Cử Hán học theo đòi hoạn lộ qua con đường trường Hậu Bổ.
Muốn được vào trường Hậu Bổ thí sinh chỉ cần có học lực ngang cấp tiểu
học nhưng phải có trình độ căn bản về Hán học. Thời gian học là ba năm có
nghỉ hè, nghỉ lễ theo niên khóa của các trường phổ thông. Khi ra trường, thí
sinh phải có trình độ ngang với cấp bằng trung học đệ nhất cấp, ngoại trừ có
thêm môn Kinh Nghĩa, thi phú và môn luật bằng Hán văn. (Xem thêm “Văn
Hóa nguyệt san” do các học giả Nguyễn Khắc Kham, Thái Văn Kiểm, Bùi
Đình San, Nguyễn Văn Ninh biên tập, hiện lưu trữ tại thư viện Sorbonne,
Paris).
Đọc trong Tản Đà bát cú bài thơ Thi Hậu Bổ Trượt Kỳ Vấn Đáp của
Nguyễn Khắc Hiếu nói về trường Hậu Bổ Nam Định ở Bắc, một trường đào
tạo ngạch quan lại đồng thời với trường Hậu Bổ ở Huế, ta sẽ có một khái
niệm rõ ràng hơn về giá trị của một ông quan thời vua Khải Định như thế
nào:
Hồi Pháp thuộc lập trường Hậu Bổ, trường Nam Định học chữ quốc ngữ,
chữ Pháp, qua lớp dự bị thi vào lớp chánh ngạch, học ba năm ra làm quan.
Những người muốn đỗ phải đút lót mới được. Tản Đà tiên sinh vì không có
tiền lo lót nên làm ra bài thơ sau đây:

THI HẬU BỔ TRƯỢT KỲ VẤN ĐÁP

Mỗi năm Hậu Bổ một kỳ thi,
Năm ngoái năm xưa tớ cũng đi,
Cử, Tú, Ấm sinh vài chục kẻ,
Tây, Ta, Quốc ngữ bốn năm kỳ.
Đĩa, nghiên, lọ mực, bìa bao sách,
Thước kẻ, đinh găm, ngọn viết chì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.