VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 249

Nam [26]. Ông Ngô Đình Khả hội đủ hai yếu tố cho Lévêque khinh ghét:
“quan lại” và “Công giáo”, lại không được các bạn đồng liêu bênh vực, nên
khi vua Thành Thái bị truất phế ông không còn tư cách gì để làm Cận thần,
và Hội Truyền Giáo cũng không đủ sức mạnh để cứu ông khỏi bị Lévêque
vận động với một triều đình sẵn sàng đuổi ông về.
Do đó, ngôi giáo đường trong Đại Nội chỉ là cái cớ có thật cuối cùng. Và
cũng do đó, tiếng đồn rằng vì “Đày vua không Khả” nên ông Ngô Đình Khả
bị mất chức cũng chỉ là tiếng đồn được phóng đại thêm vì rõ ràng chính cụ
Nguyễn Hữu Bài, vừa không chịu ký giấy đào mồ vua (Đào mả không Bài),
lại vừa công khai bênh vực Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, một hoàng thân quốc
thích có khuynh hướng và hành động chống Pháp rõ rệt, mà vẫn thăng quan
tiến chức mau lẹ và nắm giữ giềng mối triều đình mấy chục năm trời.
(Tuy nhiên, phải nói thêm rằng quyết định ủng hộ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để
của ông Bài lúc đó, và cả ông Diệm của những năm 40 sau này, chỉ phản
ánh chiến lược chính trị của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại muốn phục hồi chi
hệ của Hoàng Tử Cảnh, vị hoàng tử đã được Giám mục Pigneau de Béhaine
đỡ đầu theo Công giáo La Mã và bị vua Minh Mạng biếm vị từ cả gần thế
kỷ rưỡi trước).
Những “tiếng đồn” loại “đày Vua không Khả, đào mả không Bài” nầy cần
phải được kiểm chứng bằng những tài liệu khả tín chứ không thể mù quáng
tin theo một cách nhẹ dạ được. Cũng như trường hợp Linh mục Trần Lục
dưới thời Pháp thuộc được vinh danh là “Nam Tước, Quốc Công”, là “Phúc
tinh, anh hùng vang danh bốn bể”, lại được đặt tên cho một trường Trung
học dưới thời đệ I Cộng Hòa. Chỉ đến sau này, nhờ tài liệu như cuốn
“Những trận đánh Pháp” của học giả Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, “Thập Giá
và Lưỡi Gươm” của Linh mục Trần Tam Tĩnh, ta mới biết rõ Trần Lục là
một tên Việt gian đã từng bị cụ Phan Đình Phùng lúc còn làm Tri phủ Yên
Khánh, nọc ra đánh tại Phát Diệm. Trần Lục đã cùng với 5.000 giáo dân
Phát Diệm, Kẻ Sở, Điền Hộ, Bố Xương giúp quân Pháp đánh phá chiến khu
Ba Đình của anh hùng Cần Vương Đinh Công Tráng (xin xem thêm “Hội hè
của đồng bào Thiên Chúa giáo” của giáo sư Toan Ánh trong phần Phụ Lục).
Theo cụ Trương Văn Huế, một nhân sĩ lão thành Công giáo tại Phú Cam,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.