VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 259

thì Toàn quyền Đông Dương Lanessan lại tìm cách gây cảm tình với người
Việt, đối đãi với người Việt theo lễ phép và phong tục địa phương, nhiều khi
còn long trọng đến dự lễ khánh thành các chùa đền, lăng miếu. Chính sách
của Lanessan đã làm cho các giáo đoàn e sợ, vì thế giáo đoàn phải vận động
để Lanessan bị mất chức và bị triệu hồi về Pháp.
Vì các viên chức cai trị Pháp ở Đông Dương không thể chịu đựng mãi sự
thao túng của các vị cố đạo, nên nhân dịp triều đình An Nam chỉnh đốn nội
bộ lúc vua trẻ Bảo Đại mới về nước, họ bèn đặt ông Phạm Quỳnh là người
thân tín của họ vào để cản trở những kế hoạch của Hội Truyền giáo mà ông
Ngô Đình Diệm là đại diện. Trong cuộc tranh chấp này, Sở Chính Trị không
những chỉ phải lo đối phó với ông Ngô Đình Diệm mà còn muốn nắm vững
bà Nam Phương Hoàng Hậu vốn cũng là con bài của Hội Truyền Giáo, họ
bèn đặt cạnh bà một người thân tín khác của họ làm bí thư, đó là ông
Nguyễn Tiến Lãng, một người của toàn quyền Robin. Thật ra, không phải
chỉ vì không đòi hỏi được những cải cách mà ông Diệm xin từ chức ngay,
chứng cớ là hơn mười năm làm quan Huyện quan Tỉnh, ông vẫn thi hành
chính sách của người Pháp một cách yên lặng. Đã vậy, trong các cuộc tranh
luận công khai, ông Diệm lại bị đàn áp về lý luận cũng như về ngôn ngữ
trước tài hùng biện và kiến thức uyên bác của một Phạm Quỳnh vừa là nhà
báo vừa là học giả lại kém phẩm hàm hơn ông. Theo dõi cuộc đời chính trị
của ông Diệm, ta thấy số mạng đã an bài cho ông luôn luôn nắm giữ những
chức vụ chỉ huy, an định ở những vị trí lãnh đạo. Làm quan triều Nguyễn
hai đời vua, ông không hề giữ những chức vụ thừa hành ở các Viện hay các
Bộ mà chỉ làm Tri Huyện, Tri Phủ, Quản Đạo, Tuần Vũ rồi cuối cùng là làm
một vị Thượng Thư giang sơn một cõi. Sau này, thì làm Thủ tướng toàn
quyền cho một vị vua biệt xứ để rồi cuối cùng trở thành một vị Tổng thống
mà không bị Tư pháp và Lập pháp phân quyền hoặc kiểm quyền. Quan
niệm lãnh đạo của ông Diệm là luôn luôn đòi cho được toàn quyền dù khả
năng không đủ để cáng đáng, dù tình hình phức tạp khó khăn đòi hỏi một sự
tản quyền và phân quyền hợp lý.
Thời làm Thủ tướng (1954–55), ông Diệm đòi Bảo Đại trao cho ông toàn
quyền và thề sẽ bảo vệ lãnh thổ toàn vẹn dù sau đó trở nên lúng túng và tê

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.