quay quắt, nên Bảo Đại cần phải làm khó dễ để ông Diệm khỏi qua mặt,
khỏi phản bội sau này (cũng như khi chính thức cử làm Thủ tướng, Bảo Đại
đã bắt ông Diệm thề).
Cho đến mùa hè năm 1954, những vận động của gia đình họ Ngô, của
những người thuộc Nguyễn Phước tộc và nhất là của các thế lực quốc tế
giúp ông Diệm làm Thủ tướng đã chín mùi nhưng vua Bảo Đại vẫn không
lay chuyển. Ông chờ cho người Mỹ, kẻ đỡ đầu cho ông Diệm, đến năn nỉ
vua Bảo Đại mới vừa lòng. Thật thế, một tháng trước ngày ký kết hiệp ước
Genève, tình thế đã quá sôi động làm cho Ngoại trưởng Foster Dulles phải
xin yết kiến vua Bảo Đại và yêu cầu vua cử ông Diệm làm Thủ tướng, lúc
bấy giờ, ông mới bằng lòng. Đổi lại việc đề cử ông Diệm làm Thủ tướng để
thỏa mãn người Mỹ, ông đòi hỏi Ngoại trưởng Dulles phải cam kết giúp phe
quốc gia tiếp tục chống Cộng (gián tiếp đuổi Pháp) và viện trợ dồi dào cho
Việt Nam, nghĩa là viện trợ cho chính quyền Bảo Đại. Tiếc rằng những bí ẩn
trên đây, ông Bảo Đại đã không viết vào hồi ký, phải chăng vì thể thống
ngoại giao buộc ông muốn nói mà không nói nên lời.
Ông Bảo Đại là bù nhìn vậy thì ông Ngô Đình Diệm là gì? Ta hãy nghe
Thiếu tá Patti tiết lộ trong cuốn Why Vietnam?:
“Sau khi Ngô Đình Diệm được Mỹ nâng đỡ giúp cho cầm quyền thì miền
Nam rối loạn, bị các giáo phái và đảng phái chống đối, tướng Collins Đặc
sứ của Tổng thống Eisenhower phần vì nghe lời xúi giục của Pháp, phần vì
sợ Bắc Việt tấn công trước khi có hiệp ước SEATO, nên đã mất thiện cảm
đối với ông Diệm. Nhưng Ngoại trưởng Foster Dulles vẫn cương quyết ủng
hộ ông Diệm, đã thế Hồng Y Spellman, Nghị sĩ Mansfield, Kennedy đều
chống lại việc thay thế Diệm, nên Collins phải chịu theo lập trường của
Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Tình hình khó khăn và sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ
và Pháp đã buộc Ngoại trưởng Mỹ phải đưa ra lời hăm dọa: “Hoa Kỳ sẽ
cắt bỏ viện trợ nếu ông Diệm không còn cầm quyền”. Để giải quyết tranh
chấp, tướng Collins đòi Mỹ phải viện trợ cho đội quân viễn chinh Pháp tại
Việt Nam 100 triệu đô la, bấy giờ Cao ủy Ely mới chịu chấp thuận”.
Đó là chưa kể những tháng tiếp theo, người Mỹ, đặc biệt là Ngoại trưởng
Dulles, làm áp lực nặng nề với Pháp để ông Diệm được tiếp tục cầm quyền