VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 338

vào một Tổng thống Diệm. Nguyên tắc chủ quyền đã bị chà đạp như thế,
đến quan niệm toàn dân thì lại càng mơ hồ hơn nữa. Bản dịch tiếng Pháp
đăng trên công báo là “Chủ quyền thuộc về toàn thể quốc dân” và chữ quốc
dân này còn được dùng nhiều lần trong Hiến pháp.
Quốc dân, theo lý thuyết dân chủ Tây phương mà hiến pháp 1956 áp dụng,
là một tập thể trừu tượng không những bao gồm thế hệ hiện tại mà còn cả
các thế hệ đã qua và sau này nữa, nó là một “pháp nhân tách rời khỏi những
cá nhân hợp thành quốc gia” [9], và luật có thể ấn định những điều kiện để
hành xử chức năng “quốc dân” đó như điều 18 đã quy định rằng “quyền bầu
cử và ứng cử phải theo thể thức và điều kiện luật định” hoặc “quyền bầu cử
và ứng cử phải theo thể thức và điều kiện luật định” hoặc điều 50 xác định
rằng phải hội “đủ các điều kiện khác dự liệu trong luật tuyển cử”.
Vì quốc dân (national Vietnamien) không phải là nhân dân (peuple
Vietnamien) nên ngay cả cái chủ quyền mà người dân miền Nam được nắm
giữ một cách trừu tượng ở phần đầu của Hiến pháp thật ra cũng chỉ là một
thứ chủ quyền lý thuyết trên giấy tờ.
Như vậy, 2 nguyên lý căn bản nhất làm cơ sở chỉ đạo cho hiến pháp 1956 là
Chủ quyền của ai và Ai lãnh đạo đã nói lên rất rõ ý đồ của ông Ngô Đình
Nhu muốn tập trung quyền lực vào một cá nhân Tổng thống để có thể cai trị
một cách độc tài, phản dân chủ. Cho nên ta không lấy làm ngạc nhiên khi
thấy quyền Hành pháp của Tổng thống chẳng những đã lấn át quyền của
Quốc hội mà có khi còn bao gồm cả tính Lập pháp nữa.
Tổng thống bổ nhiệm và cách chức tất cả các công chức dân và quân sự
(điều 37); bổ nhiệm các sứ thần (điều 35), là tổng tư lệnh tối cao của quân
đội (điều 37); có quyền ân xá, ân giảm, hoán cải hình phạt, huyền án (điều
37); ký kết, phê chuẩn các hiệp định quốc tế, thay mặt quốc gia trong việc
giao thiệp với ngoại quốc (điều 35), tuyên chiến và ký kết hòa ước với sự
thỏa thuận của chỉ một nửa túc số quốc hội (điều 36); tuyên bố tình trạng
khẩn cấp báo động, giới nghiêm (điều 44); tổ chức trưng cầu dân ý (điều
40). Và vì các vị thẩm phán tối cao đều do Tổng thống bổ nhiệm (và được
xem như một công chức có thể bị cách chức) nên trên thực tế Tổng thống
chẳng những đã trực tiếp nắm gần hết mọi cơ cấu của Hành pháp từ cấp Bộ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.