Ai ngờ đâu duyên phận mỏng manh,
Trong phút chốc tan tành sự nghiệp.
Ấy cũng bởi quá tin tình nghĩa hiệp,
Hóa xui nên thân kiếp biệt ly trần.
Hận mình mang gánh nặng quân ân,
Mà khổ nỗi nợ nần chưa báo đáp,
Thì đã vội gió vùi mưa dập,
Mộng ngàn thu chôn lấp tấm hồn trung.
Kể từ đây bốn bể vẫy vùng,
Cho thỏa chí anh hùng khi tử tiết.
Đức Thượng Đế đoái thương người tuấn kiệt,
Sắc phong cho Trung Liệt Hiển Nhơn Thần,
Dưới Hoành Nam đi lại kiểm tuần,
Theo Liễu Chúa tùy thân hậu giá.
Nay gặp hội thừa nhàn thư thả
Mượn bút đào lược tả thành chương,
Vẫn rằng đây “Tổ thúc Đỗ Đường”,
Đem tâm sự phô trương tỏ rõ.
Ai là kẻ đem lòng ngưỡng mộ,
Xét đơn tâm báo bổ độ trì,
Bằng như ai ăn xổi ở thì,
Cũng thây kệ thiên tri phó mặc.
Kìa lồng lộng trăng soi vằng vặc,
Cảnh tuần hoàn có chắc gì đâu,
Xanh kia vẫn đội trên đầu
Khuyên đừng điên đảo mang câu tội tình.
Kiếp trần ấy, kiếp phù sinh!”
Theo tinh thần bài thơ thì ông Nội tôi vì hy sinh cho chính nghĩa dân
tộc nên được Thượng Đế phong sắc làm Thần và được theo Bà Chúa Liễu
Hạnh đi kiểm tuần ở vùng phía Nam núi Hoành Sơn (Đèo Ngang). Theo
giáo sư Nguyễn Đăng Thục thì bà Chúa Liễu Hạnh là vị tiên chúa đại diện
cho nguyên lý “Mẫu” cũng như Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) đại diện