VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 43

đem quân đi đánh lấy đồn của Lê Trực ở Thanh Thủy, nhưng quân của ông
ấy vẫn không tan, cứ đánh phá mãi. Đại úy Moutaux biết ông Lê Trực là
người có nghĩa khí cho nên đại úy vẫn có ý trọng lắm, đưa thư dụ ông về
đầu thú. Ông Lê Trực trả lời: “Tôi vì vua vì nước chết sống cùng một lòng,
không tham sống mà quên việc nghĩa.”
Từ khi quân Pháp đóng đồn Minh Cần, ông Lê Trực ra mạn Hà Tĩnh, ông
Nguyễn Phạm Tuân về đóng phía Nam sông Gianh, ông bị trúng đạn, sống
được mấy ngày thì chết, quân của ông bị vây rồi bị bắt cả.[12]
Theo phụ thân tôi và các bậc tôn trưởng trong làng kể lại thì sau khi Nội tổ
bị sát hại, quân Cần Vương tan rã, lính đạo của các cố Tây và dân các làng
Công giáo kế cận như Đơn Sa, Diên Hòa, Diên Phúc, Hướng Phương,…
đến bao vây làng tôi, giết hại có hàng trăm người, đốt phá đình chùa, miếu
vũ. Những ai đã từng đi qua làng tôi đều thấy dọc theo bờ sông Gianh hàng
mấy trăm nấm mồ vô chủ, ngổn ngang như gò đống, đó là những ngôi mả
của dân làng chết vì tham dự quân đội Cần Vương hay vì bị dân các làng
theo đạo Công giáo sát hại. Vốn sinh sống nơi vùng đất quê nghèo, sau cuộc
kháng Pháp, dân làng tôi vốn đã nghèo khổ lại càng nghèo khổ, gian truân
hơn.
Vùng tả hữu ngạn sông Gianh là nơi quân Pháp đã đóng nhiều đồn bót khi
họ đánh chiếm Quảng Bình cho nên vùng này có trên hai mươi làng theo
đạo Công giáo… Giáo phận này có cả tiểu chủng viện ở làng Hướng
Phương, quê hương của linh mục Nguyễn Phương, tác giả cuốn “The Parade
of American Puppet”, cuốn sách suy tôn Tổng Thống Diệm anh minh và
hằn học mạt sát tướng lãnh trong quân đội đã lật đổ ông ta.
Thời kỳ kháng Pháp (1946-1954), trong khi tất cả các làng khác theo tiếng
gọi non sông tham gia kháng chiến thì các làng theo đạo Công giáo ở hai
bên bờ sông Gianh đều rào làng, xây chòi canh tự nguyện thành lập những
đội Partisans để phụ lực cho đội quân viễn chinh Pháp, biến vùng này thành
một dãy tiền đồn cho quân Pháp an toàn đóng ở Đồng Hới, hướng về Liên
khu Tư của Việt Minh. Linh mục Nguyễn Phương đã từng là dân vệ trong
đội quân Partisans của làng Hướng Phương trước khi ông vào Huế tiếp tục
học hành. Còn linh mục Cao Văn Luận, nguyên viện trưởng viện Đại Học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.