VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 593

số nhà giàu và cũng dùng phương pháp vu khống, khủng bố, giam cầm tra
tấn đề làm tiền. Các nhà thầu lớn của miền Trung như các ông Tôn Thất
Cẩn, hai anh em ông Lê Trình và Lê Hành đều là nạn nhân của ông Ngô
Đình Cẩn. Sở dĩ lúc bấy giờ ông Ngô Đình Cẩn cho bắt nhiều nhà thầu lớn
không phải chỉ để thuần làm tiền mà, thủ đoạn hơn, còn để làm giảm thiểu
con số nhà thầu có thể cạnh tranh được với Từ Tôn Dũng, nhà thầu riêng
của Cẩn để Dũng được độc quyền đấu thầu những dịch vụ xây cất lớn như
làm đường xá, xây kho đạn, xây các trung tâm huấn luyện, các phi trường
cho quân đội và các cơ sở Mỹ.
Ông Tôn Thất Cẩn, (ông Cẩn này khác với ông Cẩn em ruột ông Tôn Thất
Toại) nhờ kinh nghiệm vụ án “gián điệp miền Trung” lại nhờ có tướng Lê
Văn Nghiêm bảo đảm nên chỉ bị bắt mấy ngày rồi có vợ con lo lót cho công
an nên được trả tự do. Sau khi ra khỏi nhà giam công an Thừa Thiên, ông
Tôn Thất Cẩn vội vã từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để dời toàn bộ gia đình về
Sài Gòn (ở đường Huỳnh Thúc Kháng), mở hãng xuất nhập cảng và tiếp tục
làm nghề thầu khoán. Còn hai ông Lê Trình và Lê Hành (ông Hành hiện ở
Sacramento, California với gia đình) nghĩ mình không tội tình gì nên lì ra,
không chịu lo lót nên bị ông Ngô Đình Cẩn giam suốt ba năm trời tại nhà
giam Mang Cá. Cũng như nhiều nạn nhân của ông Cẩn ra khỏi chốn lao tù,
ông Lê Hành biết rằng còn ở Huế là vẫn còn ở trong bàn tay sắt của lãnh
chúa miền Trung, bèn “cộng thê đái tử” vào Sài Gòn trú ngụ.
Ngoài những nạn nhân trên đây, ông Ngô Đình Cẩn và bộ hạ là Phan Quang
Đông còn bắt giam, tra tấn, sát hại 67 thương gia, thầu khoán để làm tiền.
Cũng vì vậy mà ông Cẩn và Đông bị Tòa án cách mạng xử tử hình. Rất tiếc
khi Công giáo Cần Lao chỉ trích tướng lãnh vì cái chết của ông Ngô Đình
Cẩn, họ đã không đề cập đến sự việc ông Ngô Đình Cẩn đã sát hại những
nhà thầu và những nạn nhân của ông Cẩn tại miền Trung. (Xin xem thêm
phóng ảnh Bản án tử hình ông Ngô Đình Cẩn trong phần phụ lục).
Vào những năm đầu trong cuộc sống lưu vong tại Mỹ, tôi thường đi chùa ở
Sacramento nên thỉnh thoảng được gặp ông bà Lê Hành ở đó và được ông
cho biết gia đình đã thoát được ra nước ngoài khi sắp mất nước (1975), còn
anh của ông là ông Lê Trình kẹt lại nên vẫn còn bị Việt Cộng giam cầm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.