giới sinh viên trí thức trẻ, từ lâu đã xem ông như một khuôn mẫu của kẻ sĩ
thời đại. Cái chết đó không khác gì hiệu lệnh cuối cùng trước lệnh xuất quân
của quốc dân Việt, thế mà những con người mất hết lương tri của dòng họ
Ngô Đình vẫn tiếp tục chính sách tiêu diệt Phật giáo không một phút hồi
tâm. Những bước sa lầy, tội lỗi của chế độ lại tiếp tục.
Ngày 12 tháng 7, Đại tá Đỗ Cao Trí, em ruột của Dân biểu gia nô Đỗ Cao
Minh, được thăng Thiếu tướng và được đặc cử giữ chức Tư lệnh quân đoàn
I thay thế cho tướng Lê Văn Nghiêm bị nghi ngờ thân Phật giáo, để Trí
thẳng tay đàn áp cuộc tranh đấu ở Huế và miền Trung.
Ngày 23 tháng 7, Trung tá Trần Thanh Chiêu, một Cần Lao Công giáo giám
đốc Nha Dân Vệ, điều động 100 dân vệ và thương phế binh đến biểu tình
trước chùa Xá Lợi chăng biểu ngữ đòi hỏi “đoàn kết để tránh mọi sự lợi
dụng của Việt Cộng”.
Ngày 3 tháng 8, trong lời hiệu triệu Phụ nữ Bán Quân Sự, bà Ngô Đình Nhu
lên án những vụ tranh đấu tôn giáo và qua ngày 8-8, để gián tiếp trả lời câu
khiển trách “thiếu lễ độ đối với Phật giáo” của thân phụ là Đại sứ Trần Văn
Chương trên đài VOA ngày 6-8, bà Nhu nhận là có thiếu lễ độ nhưng cho
đó là một thái độ cần thiết. Bà cũng cám ơn ông Đại sứ đã cho bà một dịp
để bà bày tỏ ý kiến (!). Ngày hôm sau, 9-8, bà Nhu lại trả lời cuộc phỏng
vấn của tờ New York Times bằng lập trường: “Quyết liệt đối phó với cuộc
tranh đấu hiện nay của Phật giáo”.
Theo David Halberstam, sau khi thông cáo chung ra đời, trong một buổi ăn
sáng tại dinh Gia Long, bà Nhu đã nặng lời trách móc ông Diệm: “Anh đã
đánh tan Bình Xuyên, đánh bại Hòa Hảo, dẹp yên Nhảy Dù mà bây giờ anh
lại chịu thua mấy tên nhà sư khốn nạn không có một tấc sắt trong tay. Anh
là đồ hèn, anh là sứa”. Bị bà Nhu nặng lời chỉ trích, ông Diệm chỉ còn biết
phân trần với em dâu: “Thím không hiểu rõ vấn đề, vụ Phật giáo còn liên
hệ rắc rối với quốc tế, chúng ta sẽ giải quyết” [8].
Không riêng ở Sài Gòn ông Nhu đòi “duyệt lại bản thông cáo chung”, bà
Nhu đòi “đối phó quyết liệt với vụ tranh đấu của Phật giáo” mà tại Huế, ông
Ngô Đình Thục cũng khinh thường cuộc đấu tranh của Phật giáo, coi quyết
tâm vùng lên sau bao năm bị áp bức đó chỉ như “một ngọn lửa rơm, bừng