VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 696

Đêm 20 tháng 8, anh em ông Diệm điều động cảnh sát dã chiến và lực
lượng đặc biệt tấn công các chùa ở Sài Gòn như Xá Lợi, Ấn Quang,
Theravada, Giác Minh, Từ Quang... các chùa ở Huế như Bảo Quốc, Từ
Đàm, Linh Quang... và nhiều chùa lớn ở các tỉnh khác. Tại chùa Xá Lợi, đội
quân xung phong của chính quyền đập phá bàn thờ, tượng Phật và lấy mất
thùng công quả... gây thương tích cho hàng trăm Tăng Ni. Riêng Hòa
thượng Hội chủ Thích Tịnh Khiết thì bị xô té và bị thương nặng ở mắt. Tại
Sài Gòn, chúng bắt tất cả hơn 1.400 Tăng Ni, Phật tử, kể cả Thượng tọa
Tâm Châu, cụ Mai Thọ Truyền, Sư bà Diệu Huệ, Thượng Tọa Trí Quang...
Cuộc tấn công kinh hoàng đó của chế độ Diệm được một người bạn Mỹ của
ông Diệm là nhà viết sử Buttinger ví von như một cuộc tấn công của đội
xung kích Nazi:
The so-called special forces and the manner in which Nhu employed them
in 1963 were reminiscent of the Nazi storm troopers [9].
Gần 5 giờ sáng ngày 21 tháng 8, Tổng thống Diệm triệu tập khẩn cấp Hội
đồng Chính phủ rồi ra tuyên cáo: “Phải hành động quyết liệt và lãnh trách
nhiệm trước lịch sử vì có tin Việt Cộng sắp tràn ngập Thủ Đô (sic), ban
hành lệnh giới nghiêm trên toàn lãnh thổ, ra lệnh cho quân đội bảo vệ an
ninh trật tự” (Sắc lệnh số 84/TTP). Tướng Tôn Thất Đính, Tư lệnh Quân
Đoàn III được cử kiêm Tổng trấn Sài Gòn-Gia Định, có nhiệm vụ thi hành
lệnh thiết quân luật. Lệnh giới nghiêm cấm dân chúng đi lại từ 9 giờ đêm
đến 5 giờ sáng. Cuộc tấn công chùa chiền bằng võ lực và lời tuyên bố xuyên
tạc của Tổng thống Diệm nói rằng Việt Cộng sắp tràn ngập thủ đô để biện
minh và hợp pháp hóa hành động bất hợp pháp, bất hợp hiến của mình, đã
nói lên sự thất bại về chính trị và nhân tâm của chế độ. Ngoài ra, phương
cách đối phó liều lĩnh của anh em ông Diệm càng tạo thêm những phản ứng
vô cùng bất lợi của nhân dân và quốc tế mà phản ứng đầu tiên lại là hành
động xuống tóc và từ chức của Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Văn Mẫu.
Ông Vũ Văn Mẫu là một thạc sĩ luật khoa có “chair” tại đại học danh tiếng
Sorbonne ở Paris, lúc bất giờ ông được giới trí thức Việt Nam coi như một
luật gia uyên thâm, được sinh viên coi như một vị thầy uyên bác, được Tổng
thống Diệm trọng vọng nhất trong hàng các Bộ trưởng. Dưới chế độ Diệm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.