VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 697

có hai vị Bộ trưởng thâm niên kỳ cựu nhất, một vị đại khoa bảng và một vị
chỉ có bằng tiểu học, và cả hai đều duy trì chức vụ không hề bị gián đoạn từ
ngày 10-5-1955, nghĩa là từ khi chế độ Cộng Hòa chưa ra đời cho đến khi
chế độ Diệm bị sụp đổ: đó là ông Vũ Văn Mẫu và ông Huỳnh Hữu Nghĩa.
Suốt 8 năm trời ông Mẫu giữ chức Bộ trưởng Ngoại Giao, trong lúc ông
Nghĩa cầm đầu Bộ Lao động. Ông Mẫu thì nhờ học rộng bằng cấp cao mà
được mời làm Bộ trưởng, còn ông Nghĩa thì nhờ lòng trung thành tuyệt đối
mà được làm Bộ trưởng. Sau bao nhiêu nước chảy qua cầu, bao nhiêu người
lên voi xuống chó, cuối cùng một ông vì phản đối chế độ mà ra đi, còn một
ông vì bênh vực chế độ mà bị bắt vào nhà lao Chí Hòa (sau cách mạng 1-11-
1963).
Trong mặt trận ngoại giao dưới chế độ Diệm, việc khó khăn nhất không
phải là đối phó với kẻ thù cũ là Pháp, lại càng không phải là siết chặt quan
hệ với đồng minh Hoa Kỳ vì mọi liên hệ đã phân định rõ bạn thù, mà là đối
phó với nước láng giềng Cao Miên, một quốc gia mà Việt Nam đã từng
đánh phá và đô hộ. Hai khó khăn chính là vì tranh chấp biên giới và mâu
thuẫn chính trị do chính sách chủ quan của anh em ông Diệm, luôn luôn tìm
cách lật đổ Sihanouk. Một lý do khác nữa khiến chế độ Diệm muốn lật đổ
Sihanouk là vì Quốc trưởng Cam Bốt lập đảng “Sang-Kum”, tức là đảng
“Xã Hội Phật Giáo” nghĩa là gián tiếp chống với chủ trương của đảng
“Nhân Vị Công giáo” của ông Ngô Đình Nhu như Chu Bằng Lĩnh đã trình
bày trong tác phẩm “Cần Lao Cách mạng đảng”. Suốt thời gian 9 năm của
chế độ Diệm, ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu luôn luôn giữ được thắng lợi trong
cuộc tranh chấp biên giới với Cao Miên. Sau này, vào năm 1964, Sihanouk
lại đưa vấn đề biên giới ra tranh chấp tại Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Nhận thấy chỉ có ông Vũ Văn Mẫu (lúc bấy giờ đang là Đại sứ Việt Nam tại
Luân Đôn) mới đủ sức đương đầu với phe Cao Miên có Nga Xô yểm trợ, tôi
bèn đề nghị với Thủ tướng Khánh nhờ ông Mẫu đi phó hội. Quả thật nhà
ngoại giao tài ba của chúng ta đã đem thắng lợi và vinh dự về cho Việt Nam
tại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Khi đại diện Chính phủ Cao Miên gọi Chính
phủ Việt Nam là “chính quyền Sài Gòn”, ông phản công ngay và gọi Cao
Miên là “chính quyền Phnom Penh”. Lúc đại diện Nga Xô gọi Việt Nam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.