VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 711

giáo và Thượng tọa Trí Quang mới vùng lên để đòi quyền sống cho tôn giáo
họ. Ngoài ra, nếu Thượng tọa Trí Quang có âm thầm bất mãn và có ý định
lật đổ Chính phủ từ lâu như ông Ngô Đình Nhu đã nói thì thử hỏi các ý định
đó đã xuất phát từ những yếu tố nào, từ động cơ nào? Hỏi tức là đã trả lời
rồi vậy. Vì vậy, với những chế độ như chế độ Ngô Đình Diệm, một loại chế
độ của vợ chống Marcos (Phi Luật Tân), chế độ của thiểu số thực dân da
trắng Nam Phi ngày nay thì có riêng gì Thượng tọa Trí Quang có ý định lật
đổ mà quân đội, đảng phái, giáo phái, chính khách, hết lớp này đến lớp khác
cũng đã có những âm mưu, những hành động lật đổ chế độ đó rồi.
Đêm 20 tháng 8, khi chùa Xá Lợi bị tấn công, Thượng tọa Trí Quang cũng ở
trong số Tăng Ni bị bắt giải đi, nhưng nhờ ông khéo cải trang lẫn lộn vào
đám Tăng Ni Phật tử nên mặc dù công an mật vụ dày công tìm kiếm, phân
cách, chọn lựa mà ông vẫn không bị bắt giải về trại giam Võ Tánh như
trường hợp Thượng tọa Tâm Châu, Thiện Minh... hay cư sĩ Mai Thọ
Truyền. Tình cảnh của Phật giáo đồ Việt Nam lúc bấy giờ là tình cảnh chim
lồng cá chậu, riêng đối với Thượng tọa Trí Quang, quê hương mênh mông
mà ông không có đất dung thân. Hai ngày sau, ông trốn được vào Tòa đại sứ
Mỹ, chủ trương của ông là ẩn nấp vào nhà người Cha khi ông bị người Con
đánh đuổi để dùng cái uy của người Cha mà kềm chế đứa con hung hăng.
Cùng trốn với ông có Đại Đức Thích Nhật Thiện, một nhà sư trẻ biết nói
tiếng Anh thành thạo. Theo Đại sứ Cabot Lodge thì trong thời gian Thượng
tọa Trí Quang ở trong Tòa đại sứ ông rất ít nói, nhiều khi đã làm cho Đại sứ
bực mình. Một nhân viên Tòa đại sứ giải thích rằng những nhà sư Việt Nam
thường có thái độ “nói không hết lời”. Họ nhận họ là người Việt Nam trước
đã rồi mới là nhà sư. Họ có những đức tính và cả những khuyết điểm, những
khuyết điểm do dân tộc tính gây nên, không phải do đạo Phật, vì thế cho
nên họ tự cho họ trước khi là nhà sư họ là người Việt, thứ người Việt yêu
thương gia đình và yêu thương phần đất quê hương mình trước hết.
Thượng tọa Trí Quang sinh tại làng Diêm Điền, phủ Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình. Thượng tọa tên thật là Phạm Văn Bông, sinh năm 1922 thuộc
một gia đình trung nông. Làng của Thượng tọa ở gần Lũy Thầy của Đào
Duy Từ, cách tỉnh lỵ Đồng Hới 3 cây số. Dân làng Diêm Điền vừa làm củi,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.