VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 712

vừa làm muối, vừa làm nghề nông nên đa số có cuộc sống tương đối đầy đủ.
Thượng tọa Trí Quang có 3 người anh em: một người đi tu là Thích Diệu
Minh, một người là Phạm Chánh chết năm 1947, một người nữa là Phạm
Đại theo Việt Minh kháng chiến làm y tá, sau trở về vùng quốc gia rồi gia
nhập Việt Binh đoàn dưới chế độ Bảo Đại, sau này trở thành Hạ sĩ quan
trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều người Quảng Bình quen biết gia
đình Thượng tọa thường gọi gia đình ông là gia đình Quang Minh Chánh
Đại, do sự ghép tên của bốn người con trai này. Thân phụ Thượng tọa chết
năm 1945.
Sau khi đỗ bằng tiểu học năm 13 tuổi, Thượng tọa Trí Quang xin quy y và
tu học tại một ngôi chùa ở Đồng Hới rồi được cử vào học tại chùa Bảo Quốc
Huế. Là một tăng sinh hết sức thông minh nhưng cũng hết sức cứng đầu,
nhiều lần tưởng đã bị đuổi khỏi trường, nhưng nhờ thầy là Thượng tọa Trí
Độ khoan dung bảo bọc nên mới được tiếp tục tu học. Xuất thân từ Cao
Đẳng Học Viện Huế năm 1944, ông chính thức trở thành tăng sĩ.
Khoảng tháng 6 năm 1946, lúc mới 24 tuổi, ông theo Thượng tọa Trí Độ ra
Bắc và được cử làm giáo sư dạy tại Phật học viện Hà Nội... Cũng như bao
nhiêu thanh niên yêu nước lên đường chống giặc, ông gia nhập Hội Phật
Giáo cứu quốc của Việt Minh do Thượng tọa Thích Mật Thể, một dân biểu
Quốc hội cầm đầu, vì đối với ông việc chống ngoại xâm giành độc lập cho
Tổ quốc là lý tưởng cao cả mà lúc bấy giờ ông Hồ Chí Minh đang hô hào
toàn dân chống thực dân Pháp, kẻ thù của dân tộc đang tái xâm lăng Việt
Nam để thiết lập lại nền đô hộ.
Chiến sự tại Bắc Việt bùng nổ vào tháng Chạp năm 1946, Thượng tọa Trí
Quang từ giã Hà Nội trở về miền Trung và đến Huế vào khoảng tháng 7
năm 1947, vào lúc quân đội Pháp đã đánh chiếm xong Huế và 4 tỉnh miền
Trung. Về Huế, ông lại gia nhập Hội Phật Giáo Cứu Quốc để tiếp tục hoạt
động cho Việt Minh nên bị Pháp nghi là cán bộ Cộng sản, vì vậy ông bị bắt
nhưng chỉ bị giữ độ 10 ngày. Được trả tự do, ông làm giảng sư cho Phật Học
Viện Huế, được phép đi Đà Lạt để thuyết pháp và làm chủ nhiệm báo Viên
Âm. Tuy vẫn bị Pháp kiểm soát nhưng đến 1952, ông được phép đi Nhật
Bản dự Đại hội Phật giáo Thế giới 28 ngày. Năm 1953, biết ông là người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.