định đó cũng nói thêm một điểm rất cơ bản khác là cho đến trước khi xảy ra
vụ tấn phá chùa chiền vào tháng Tám năm 1963, người Mỹ vẫn tiếp tục
“ngậm đắng nuốt cay” chịu đựng chế độ Ngô Đình Diệm, một chế độ đang
bị chính nhân dân và quân đội miền Nam căm phẫn, một chế độ đang bị
chính giới và công luận Hoa Kỳ lên án.
Phân tích dưới đây của một người bạn Mỹ rất thân của ông Diệm lại trình
bày rõ hơn về những thăng trầm trong liên hệ Việt–Mỹ qua suốt gần mười
năm dan díu:
Giải quyết vấn đề dân di cư đã cho thấy sự phối hợp giữa cấp chỉ huy địa
phương, tài nguyên quốc gia, và viện trợ của Mỹ có thể làm được việc.
Nhưng chính sự thành công trong lãnh vực này lại làm nổi bật lên sự yếu
kém về phương thức điều hành của chế độ Diệm trong việc giải quyết các
vấn đề kinh tế, xã hội, hành chánh và quản trị quốc gia.
Sự sống còn của quốc gia được đặt căn bản trên những kế hoạch kinh tế, xã
hội, và chính trị nhằm mục đích lôi kéo sự trung thành của nhân dân và làm
cho nhân dân quyết tâm bảo vệ chế độ chống lại những cuộc nổi dậy bằng
bạo lực. Tuy mức độ ủng hộ của nhân dân đối với Diệm không thể đo lường
được dễ dàng, những chắc chắn giữa năm 1955 và 1957, Diệm đã tạo được
nhiều tiến bộ. Ngay cả những kẻ chỉ trích chế độ khó tính nhất cũng đã phải
nhận rằng, dù ngắn ngủi, Diệm đã hưởng được sự ủng hộ của nhân dân, và
điều này chứng tỏ rằng lịch sử đã cho Diệm một cơ hội thực sự.
Nếu mức độ ủng hộ Diệm (ở Việt Nam) không chắc chắn, thì sự ủng hộ ở
Hoa Kỳ lại rất vững chãi. Viện trợ của Mỹ rất quan yếu cho Nam Việt Nam
đến nỗi có những người Mỹ ở Hoa Kỳ đã xem sự viện trợ này thay thế - chứ