sự thất bại của chế độ Diệm.
Sở dĩ có một số người Mỹ lạc quan về Diệm là vì chính những người Mỹ
này cần nuôi dưỡng lạc quan cho chính họ. Chỉ có “good news” từ Sài Gòn
mới giữ được niềm tin rằng phép lạ tại Việt Nam là thật chứ không phải là
một ảo ảnh. Nhu cầu “good news” đã làm cho nhiều quan sát viên chống
Cộng mang một cái nhìn hời hợt, hay ít nhất đã bỏ qua những thất bại của
Diệm, và sự kiện này đã làm cho những báo cáo về thành quả của Diệm trở
thành vô giá trị [16].
Giáo sư Buttinger, được xem như “khai quốc công thần” của chế độ Diệm,
rồi giáo sư Fishel, Đại tá Lansdale, Thượng Nghị sĩ Mansfield,… những
người vừa là bạn vừa là nhân vật đỡ đầu của ông Diệm trong chính sách
Mỹ, từ năm 1960, lần lượt chán nản xa rời ông Diệm trong cái tâm trạng
“bỏ thì thương mà vương thì tội”. Ngay Tổng thống Kennedy, từ trước năm
1954 và còn kéo dài sau đó, cũng đã từng triệt để ủng hộ ông Diệm, rồi cuối
cùng người ân nhân tối quan trọng đó cũng đã bị ông Diệm phản bội khi
ông bắt tay với Cộng Sản Hà Nội.
Phần mà tôi vừa trình bày ở trên về chính sách của người Mỹ đối với các
quốc gia nhược tiểu chống Cộng, và đặc biệt đối với chế độ Ngô Đình
Diệm, đã nói lên rất rõ ràng rằng cho đến tháng Tám năm 1963 (nghĩa là
cho đến ngày ông Nhu cuồng dại tấn công các cơ sở của Phật Giáo Việt
Nam), giới lãnh đạo Mỹ chẳng những đã không tạo một áp lực nào phương
hại đến sự sinh tồn của chế độ Diệm (ngoài những khuyến cáo xây dựng để
củng cố thêm chế độ) mà ngược lại chính anh em ông Diệm đã tạo ra những
căng thẳng trong mối bang giao bằng thủ đoạn “chantage” nhân danh nhu
cầu chống Cộng của người Mỹ.