không phải là một điều kiện – cho sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam. Ngay
cả ông Diệm cũng xem điều này như vậy khi ông nhận ra rằng ông đã không
lôi kéo được khối quần chúng và khối tri thức Việt Nam ủng hộ ông.
Mặc dù tinh thần quốc gia chống Cộng dưới sự lãnh đạo của ông Diệm có
một lúc có vẻ như là một thế lực khả dĩ có thể chống lại được ảnh hưởng
của Việt Cộng, nhưng đến 1960 thì rõ ràng Diệm đã không sử dụng viện trợ
Mỹ để tranh thủ lòng dân. Nhưng vì sao mà Diệm vẫn thành công trong việc
duy trì được sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong nhiều năm mặc dù tình trạng suy
sụp về sức mạnh chính trị của ông ta đã biểu lộ rõ ràng? Và tại sao rất nhiều
người Mỹ, dù biết rõ vẫn đề và dù có cái nhìn chính trị tinh tế, lại vẫn cứ
tiếp tục bênh vực ông ta trong nhiều năm!
Để hiểu dễ dàng hơn sự tin tưởng kiên cố của những người Mỹ này, ta có
thể chia chín năm cai trị của Diệm thành ba giai đoạn. Giai đoạn Một kéo
dài khoảng một năm, trong đó, ngược lại với mọi dự đoán, Diệm đã thành
công trong việc giữ vững vị thế và đặt nền móng cho nền cai trị của ông ta.
Sự tin tưởng rằng tất cả đều tốt đẹp và rằng phép lạ đã xảy ra đã đâm rễ
trong giai đoạn hai, và sự tin tưởng đó kéo dài không quá hai năm sau đó.
Thật vậy mọi nghi ngờ về sự vững chắc của địa vị ông Diệm đã biến mất
hoàn toàn sau hai năm đầu tiên của giai đoạn Hai này, và mặc dù chế độ bắt
đầu để lộ ra những khuynh hướng chính trị tạo rắc rối cho nền cai trị, nhưng
niềm tin về khả năng hành xử theo chiều hướng xây dựng của chế độ vẫn cứ
được nẩy sinh và duy trì chính trong giai đoạn này.
Khó nói được giai đoạn Ba bắt đầu từ lúc nào. Ở Việt Nam thì sự bất mãn
chế độ đã lan rộng vào năm 1957, ở Hoa Kỳ thì những kẻ ngưỡng mộ Diệm
hồi trước đã ngưng ủng hộ ông ta sau năm 1960. Tuy nhiên giới chính
quyền Mỹ, cho đến khi biến cố Phật giáo xảy ra vào năm 1963 mới lên án