VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 770

Xuân tại Hà Nội thời Hậu Lê” (La Fête de Printemps à Hanoi du temps des
Lê Posterieurs), cũng như các diễn văn của ông Diệm sau này, ông Nhu đều
viết tiếng Pháp và Võ Văn Hải dịch ra Việt văn. Con cái thì chỉ học trường
Tây trường Đầm, và trong nhà thì chỉ đối đáp với nhau bằng Pháp ngữ.


Rõ rệt hơn nữa là khi mới có chính quyền, vợ chồng Nhu đã vội chuyển tiền
ra ngoại quốc và chỉ chuyển qua Pháp hoặc Thụy Sĩ. Mua sắm nhà cửa thì
cũng tại Pháp và Ý, tạo mãi cơ sở kinh doanh dĩ nhiên cũng tại Pháp. Ba lần
công du chính thức, ông Nhu đều tìm cách ghé qua Pháp, riêng bà Nhu thì
đi Pháp hàng năm, có khi trong một năm đi hai, ba lần. Chỉ năm 1957, ông
Ngô Đình Nhu có viếng thăm Hoa Kỳ và đã được Tổng thống Eisenhower
tiếp kiến.


Do đó, chính nếp sống Tây hóa, và quan điểm chính trị bị Tây hóa này đã
làm cho ông Ngô Đình Nhu, trong sự hỗn loạn của tình hình lúc bấy giờ, đã
trở nên chủ bại trong ý thức và trở về với lập trường khuynh tả của giới trí
thức Âu Châu để chấp nhận chủ nghĩa của Marx như một chủ nghĩa nhân
bản về mặt triết lý và là một hệ ý thức thuần lý về mặt sử quan, đến nỗi đã
công khai tuyền bố “Tôi không phải là người chống Cộng trên quan điểm
chính trị hay nhân bản. Tôi xem những người Cộng Sản như anh em…”


Từ tình cảm thân Tây, phục Tây và trọng Tây trên mặt tư tưởng cũng như
nếp sống đó, tâm lý chống Mỹ, khinh Mỹ, ghét Mỹ của ông Nhu chỉ là một
hệ luận tất yếu mà thôi. Và ông Nhu bị rơi vào cái vòng nhị nguyên đối đãi
của một thứ lựa chọn cứng nhắc: càng trọng Tây thì càng khinh Mỹ, càng
chống Mỹ thì càng thân Tây, chứ không tìm được cho mình một chọn lựa
đặc thù nào trên nền tảng dân tộc, để khỏi vật vờ trong thế tranh hùng ngoại
bang Tây–Mỹ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.