VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 813

Sản!


3. Những hệ quả của kế hoạch thỏa hiệp với Cộng Sản của ông Nhu.


- Hệ quả đầu tiên là trong hơn một năm trời (kể từ 1963 mà thôi) cấp lãnh
đạo miền Nam đã không chống Cộng, đã để 12 tháng trời cho lực lượng
Việt Cộng được dễ dàng phát triển. Và cũng trong 12 tháng đó, dĩ nhiên cấp
lãnh đạo miền Nam, như một hệ luận tất yếu, phải tiêu diệt ý chí và khả
năng chống Cộng của những lực lượng quốc gia chống lại âm mưu này.
Mười hai tháng có thể là ngắn trong cuộc chiến Quốc Cộng 30 năm, nhưng
12 tháng của năm 1963 lại có giá trị sinh tử vì chúng nằm trong cơn trở
mình nhiều sơ hở nhất của miền Nam.


- Hệ quả thứ hai là để lại một ám ảnh sâu sắc và tiêu cực trong mối bang
giao Việt–Mỹ cho những chính phủ kế tiếp. Đối với người Mỹ, ngoài ấn
tượng không tốt về giới lãnh đạo Việt Nam xuyên qua chế độ Ngô Đình
Diệm là chế độ mà họ đã đặt nhiều kỳ vọng nhất, từ đó trở đi họ phải luôn
luôn xét lại chính sách đồng minh, đến nỗi sự xét lại đó nhiều lúc gây ra
những phản ứng quá độ, làm vi phạm đến chủ quyền của miền Nam. Đối
với các chính phủ Việt Nam kế tiếp – mà đa số là chính phủ quân nhân – tội
ác thỏa hiệp với Cộng Sản của chế độ Diệm–Nhu đã làm cho họ mang mặc
cảm và trở thành mù quáng trong sách lược đấu tranh chống Cộng. Chống
Cộng đáng lẽ phải là một mắt xích trong toàn bộ chính lược phát triển quốc
gia thì lại trở thành cứu cánh cuối cùng.


- Hệ quả chính trị thứ ba là Cộng Sản Hà Nội đã qua kế hoạch này – dù cuối
cùng không thực hiện được – đánh giá được đúng đắn hơn những nhược
điểm của miền Nam. Từ giai tầng lãnh đạo đến tương quan lãnh tụ quần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.