VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 83

trường tiểu học Lệ Thuỷ rồi vào Huế học trung học ở trường Khải Định,
ông Giáp nổi tiếng thông minh và thuộc lòng sử Pháp lẫn sử Việt. Ông
thuộc từng chi tiết về cuộc đời, sự nghiệp và những trận đánh của Nã Phá
Luân. Tại trường Khải Định, mặc dù là học sinh trung học Đệ nhất cấp mà
ông vẫn được giáo sư Sử-Địa Pháp mời thuyết trình sử Pháp cho hầu hết
giáo sư và học sinh toàn trường nghe. Ông được chú ý sớm nhờ tính tình
văn nghệ và nhờ mang tư tưởng cách mạng của chí sĩ Phan Bội Châu. Mới
14 tuổi, ông đã gia nhập "Tân Việt Cách Mạng Đảng", tham dự phong trào
bãi khoá để tang cho chí sĩ Phan Chu Trinh. Năm 1930, nhân những vụ nổi
loạn ở Nghệ An, ông bị mật thám Pháp ở Trung kỳ bắt giam vào lao Thừa
Phủ, Huế. Sau mấy tháng ở trong tù, nhờ lời khai thú tội nên được Giám đốc
Sở Chính trị Phủ Toàn quyền là Marty can thiệp trả tự do. Ông Giáp được
Marty nâng đỡ giúp cho vào trường trung học Pháp Albert Sarraut ở Hà
Nội. (Theo tôi thì việc đầu hàng Sở Chính trị của thực dân chỉ là sự đầu
hàng giả trá, sự đầu hàng đã được đảng Cộng Sản Đông Dương cho phép và
tổ chức, vì lúc bấy giờ ông Giáp đã trú ngụ từ lâu tại nhà giáo sư Đặng Thai
Mai, một đảng viên Cộng Sản). Trong lúc còn là học sinh, ông Giáp đã cộng
tác với ông Phạm Văn Đồng trên tờ báo Pháp ngữ "Le Peuple . Tiếp tục lên
đại học, ông thi đỗ cử nhân Luật khoa năm 1937. Điều buồn cười là trong
kỳ thi cử nhân luật đó, ông Giáp hoàn toàn hỏng môn Quốc Tế Công Pháp
nhưng nhờ môn kinh tế chính trị được 18 điểm trên 20, nên mới khỏi bị
đánh rớt. Đỗ cử nhân xong, ông dạy ở trường Thăng Long, vốn là một môi
trường tốt để truyền bá chủ nghĩa Mác-Xít trong đám bạn bè và sinh viên.
Năm 1945, sau khi cướp được chính quyền, công an dưới quyền ông Giáp
đã sát hại chính vị hiệu trưởng trường Thăng Long là giáo sư Tôn Thất Bình
và bắt cha vợ của ông Bình là Thượng thư Phạm Quỳnh đem đi thủ tiêu.

Chiến tranh thế giới bùng nổ, ông Giáp thoát ly gia đình, để vợ sống một
mình ở Vinh, rồi lui vào bóng tối hoạt động bí mật. Người vợ cũng là một
chiến sĩ cách mạng bị bắt năm 1941, bị kết án chung thân khổ sai và chết
trong lao tù, sau đó người em gái vợ cũng bị tra tấn và chết tại khám lớn Sài
Gòn. Thảm cảnh gia đình càng làm cho ông ta thêm thù hận người Pháp,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.