mà trong đó có rất nhiều tri kỷ của tôi, nhưng vì nghĩ rằng chế độ này còn
thay đổi được, Cộng Sản còn là kẻ thù của ông, và vì còn muốn giữ chút
tình cố cựu với riêng ông nên tôi đành ôm lấy hai chữ “ngu trung”, mặc cho
bạn bè chê trách và rất nhiều lực lượng quốc gia yêu nước thù, ghét.
Nhưng đến năm 1963, khi ông phóng tay công khai và tàn ác tiêu diệt bộ
phận lớn nhất của dân tộc là Phật giáo, và khi ông quyết định tiến hành cuộc
thỏa hiệp bất lợi để sống chung với Cộng Sản, và phản bội lại ý nguyện của
toàn dân, thì tôi quyết định xem ông như kẻ thù, để thà làm kẻ “phản quân
ái quốc” hơn là kẻ “phản quốc trung quân”. Vả lại, như tích xưa đã nói, mà
quy luật cách mạng hiện đại nhất cũng đã chứng nghiệm: “Tôi chỉ nghe nói
đến thiên hạ giết một kẻ hung bạo chứ không nghe ai nói giết Trụ Vương
bao giờ”. (Lời của Mạnh Tử)
“Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Theo đức Mạnh Tử thì phải có
dân mới có nước, và có nước mới có vua. Chức năng và nhiệm vụ người
làm Vua là phải “Bảo Dân”, nghĩa là phải giữ gìn và tăng trưởng hạnh phúc
của Dân. Nếu người làm Vua không hiểu rõ cái nhiệm vụ đó, hoặc hiểu mà
vẫn không làm cái chức năng đó thì sẽ trái lòng dân, phản thế nước, ngược
mệnh trời. Người giữ quyền trị dân mà chỉ dùng bạo lực để khống chế dân
thì chỉ là bạo chúa phải diệt trừ.
“Bởi cái tư tưởng ấy cho nên trong cái triết lý chính trị của Mạnh Tử có cái
tinh thần Duy Dân thì việc trị dân trị nước chỉ có phép Công là trọng hơn cả,
dù ai có quyền thế to thế nào cũng không ra ngoài phép Công được. Phép
Công đã định thế thì từ vua quan cho chí người thường dân không ai được
vượt qua mà làm điều trái phép. Đã có phép Công thì Thiên tử cũng không
thể lấy quyền thế mà bỏ được. Người làm quan giữ phép phải theo phép mà
trị tội, dù người trái phép là ông Thái Thượng Hoàng cũng không tha. Ấy