Rang và lập chiến khu ở vùng Ba Râu.
Tại đây, theo lệnh của Uỷ Ban Kháng Chiến Trung Uơng, tôi được lệnh mở
những cuộc đột kích quân đội Pháp để tạo tình trang bất an ninh trong vùng
và để cầm chân những đơn vị này không thể tăng phái về các mặt trận khác.
Sau nửa năm, tình trạng của tiểu đoàn trở nên nguy kịch, thiếu đạn dược,
thiếu thực phẩm, thiếu thuốc men, binh sĩ của tôi càng ngày càng mất khả
năng cũng như tinh thần chiến đấu. Bị cô lập và phải hoàn toàn tự lực tất cả
mọi mặt, tôi không tìm ra được phương thế nào để chấn chỉnh lại sức mạnh
của đơn vị đang càng lúc càng rơi vào tình trạng tê liệt. Đã vậy, thỉnh thoảng
các chính trị viên Việt Minh đến thanh tra chiến khu lại gay gắt phê bình và
lên án những nhược điểm của chúng tôi mà không đề nghị một biện pháp
giải quyết nào cả.
Đồng thời, qua những sinh hoạt hàng ngày, tôi bắt đầu phát hiện ra vai trò
quyết định và đầy ưu thế của đảng Cộng Sản Đông Dương đằng sau mặt
trận Việt Minh, một vai trò không những giành độc quyền chỉ đạo cuộc
kháng chiến chống Pháp mà còn giành độc quyền quản trị đất nước ngay từ
bây giờ cũng như trong tương lai. Tính độc quyền đó, ngay cả trong giai
đoạn kháng Pháp mà nhu cầu đoàn kết là một nhu cầu tối quan trọng, vẫn
được thể hiện qua những vụ thanh trừng các nhân vật và lực lượng không
Cộng Sản.
Vừa bực mình vì thái độ vô trách nhiệm của chính uỷ, vừa bắt đầu lo sợ vì
màu sắc chính trị không Cộng Sản của mình, và nhất là vừa nhớ nhà sau
hơn hai năm trời biền biệt khói lửa, nên vào một buổi chiều nọ, tôi rời khỏi
chiến khu Ba Râu, trốn ra vùng biển Ninh Chữ, giả vờ làm thường dân tản
cư thuê ghe về Tuy Hoà để từ đó tìm đường về quê. Ra đến Tuy Hoà, không
ngờ tôi lại tạm trú tại nhà một vị cựu công chức Nam triều nên được biết
một số tin tức về ông Diệm.
Nguyên sau khi Việt Minh cướp chính quyền tại Nam bộ, ông Diệm liền