VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 865

Tướng Đôn tuy theo binh nghiệp nhưng phần lớn cuộc đời của ông lại hoạt
động như một chính khách hơn là một nhà quân sự. Ông đã hoạt động chính
trị từ thời còn mang cấp Trung úy, khi còn là một nhân viên trong văn
phòng chính trị của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân thời 1947–1948. Theo
tướng Đôn thì chính ông ta là tác giả của lá quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ và là
người đề nghị lấy bài “Thanh Niên Ca” của Lưu Hữu Phước làm quốc ca
cho Việt Nam Cọng Hòa. Vì là vị Giám đốc An Ninh Quân Đội đầu tiên của
quân lực Việt Nam Cọng Hòa nên ông biết rõ lý lịch và lập trường chính trị
của hầu hết mọi sĩ quan. Hơn thế nữa, ông còn là Tham mưu trưởng đầu tiên
nên đã đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng quân đội quốc gia.
Gia đình tướng Đôn và gia đình ông Diệm vốn có thâm tình cố cựu, tướng
Đôn đã từng làm trung gian giữa Thủ tướng Xuân và anh em ông Diệm
trong thời kỳ ông Nhu hoạt động tại Sài Gòn và Đà Lạt. Trong mấy tập
album mà bà Nhu có lần đưa về Huế để khoe với ông Cẩn, tôi đã thấy nhiều
bức hình vợ chồng Ngô Đình Nhu chụp chung với Thủ tướng Xuân và Trần
Văn Đôn trong các cuộc du ngoạn tại Đà Lạt; họ thân với nhau đến độ có
những tấm hình chụp ba người đàn ông mặc âu phục đứng chung với bà
Nhu chỉ mặc áo tắm hở hang. Cũng vì anh em ông Diệm thân thiết với Thủ
tướng Nguyễn Văn Xuân cho nên theo lời của ông Phan Xứng, ông Diệm đã
yêu cầu Đinh Xuân Tiếu, chủ nhiệm báo Thời Cuộc, tránh việc đả kích ông
Xuân mặc dù ông Xuân ủng hộ Cựu Hoàng Bảo Đại trong lúc ông Diệm
không những xa lánh mà còn chống đối Cựu Hoàng. Ngay từ thời ông Diệm
chưa cầm quyền vào những năm 47 đến 50, ông Đôn thường liên lạc với
ông Diệm và mỗi khi ra Huế thường ghé thăm ông Ngô Đình Cẩn.
Năm 1955, khi tướng Nguyễn Văn Hinh từ giã Việt Nam vĩnh viễn để về
Pháp, tướng Đôn đã tổ chức lễ đốt tượng trưng quân hàm và quân hiệu Pháp
từ trước vẫn được sử dụng cho quân đội quốc gia, và chân thành ủng hộ ông
Diệm qua công tác điều động các lực lượng quân sự trong chiến dịch tấn
công Bình Xuyên. Cũng bắt đầu từ giai đoạn mới đó mà quốc gia bắt đầu
thực sự được độc lập, tướng Đôn lo trau giồi Việt ngữ, nghiên cứu lịch sử,
văn hóa Việt Nam và luôn luôn mang tinh thần học hỏi cầu tiến. Trong suốt
gần chín năm trời, hết giữ chức Tham mưu trưởng Quân Đội đến chức Tư

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.