lệnh Quân đoàn, Quân khu, tướng Đôn đã đem hết khả năng phục vụ Quân
Đội và chế độ. Ông là vị tướng đã lê gót khắp đất nước quê hương và tiếp
xúc đủ mọi thành phần dân chúng trong xã hội. Được ông Diệm và anh em
ông ta nể vì, tướng Đôn là vị tướng dám nói thẳng và nói thật với ông Diệm
những sự thực bi thảm trong Quân Đội, cũng như dám trình bày tình hình an
ninh suy sụp của nông thôn miền Nam.
Tôi gặp tướng Đôn lần đầu tiên tại Huế vào năm 1948, khi tướng Đôn tháp
tùng Thủ tướng chính phủ đến thăm cố đô. Năm 1952, Trung tá Đôn, với tư
cách Giám đốc Nha An Ninh Quân Đội, lại tháp tùng tướng Hinh ra Huế để
cùng với Trung tá Nguyễn Ngọc Lễ và tôi ( lúc bấy giờ là Tham mưu trưởng
Quân khu II) thảo luận về việc đặt các đoàn cố vấn Pháp vào Bộ tham mưu
và vào các đơn vị của Quân đội Quốc Gia Việt Nam. Trong buổi họp này,
tôi đã mạnh mẽ chống lại ý kiến của Tướng Hinh trong lúc Trung tá Đôn
nhìn tôi chăm chú, theo dõi những trình bày của tôi và tỏ thái độ đồng ý với
lập trường của tôi. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà chỉ mấy tháng sau tôi bị mất
chức Tham mưu trưởng Quân khu II và bị đổi ra Bắc. Năm 1954, tại nhà
tướng Đôn ở Chợ Lớn, trong cuộc họp rất đông sĩ quan để tướng Hinh hô
hào việc đảo chánh Thủ tướng Diệm, thái độ quyết liệt của tôi khi công khai
phản kháng tướng Hinh và nhóm tay sai đã làm cho Đại tá Đôn phải lưu ý.
Vốn đã nắm vững hồ sơ lại thấy thái độ khẳng khái của tôi, từ đó tướng Đôn
tỏ ra quý mến tôi hơn và coi tôi như một “chính trị gia”, một “chiến sĩ cách
mạng” hơn là một quân nhân. Khi làm Tư lệnh Quân đoàn I, mỗi lần từ Huế
về, ông thường ghé lại Nha An Ninh Quân Đội đàm đạo với tôi về tình hình
đất nước.
Khác với tướng Dương Văn Minh luôn luôn nghiêm nghị, kín đáo và trầm
lặng, tướng Trần Văn Đôn bình dị, cởi mở và hào hiệp hơn. Tướng Đôn vui
vẻ và dễ dàng thông cảm nên được binh sĩ quý mến trong tình huynh đệ chi
binh.
Trong hàng tướng lãnh Việt Nam ít người giao thiệp rộng rãi hơn tướng
Đôn. Ông quen biết rất nhiều tướng lãnh cao cấp, chính khách quốc tế và
hầu hết các đại sứ ngoại quốc có mặt tại Sài Gòn. Sau này, khi thành lập
Lực Lượng Dân Tộc Việt, chúng tôi thường mời các nhân vật tên tuổi như