VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 990

nghênh quyết định này. Để cho giai đoạn vận động và chuẩn bị phải thật cẩn
trọng và chu đáo, tôi đã đòi hỏi chính phủ yểm trợ một ngân quỹ lớn (36
triệu đồng) để chi phí cho đại hội này và để cho các nhà văn hóa của tất cả
bộ môn có đủ phương tiện và thì giờ sưu tầm, nghiên cứu thật kỹ lưỡng
công cuộc xây dựng căn bản cho nền văn hóa giáo dục quốc gia. Kế hoạch
dài hạn của tôi cụ thể còn bao gồm việc thành lập Hàn Lâm Viện Quốc Gia,
một thư viện lớn tại Thủ đô, nhiều thư viện nhỏ tại các địa phương, một
cuốn Tự điển Bách khoa, và những công trình nghiên cứu quy mô về lịch sử
nước nhà. Tham vọng của tôi là muốn xây dựng thêm nhiều trường ốc, mua
sắm thêm nhiều dụng cụ và tuyển thêm nhiều giáo chức cho các làng mạc
xa xôi để giảm thiểu nạn mù chữ. Muốn thế, tôi chủ trương phải lấy học phí
cấp trung học mà miễn phí cấp tiểu học trong tinh thần người đi trước kéo
tay người đi sau và thành thị yểm trợ nông thôn, để thành phần trẻ em bị
thiệt thòi nhất nhưng lại đông đảo nhất tại thôn quê được tiếp tục việc học.
Chủ trương này lúc bấy giờ có nhiều dư luận chống đối, nhưng ngày 6-4-
1965, chính phủ Phan Huy Quát thiết lập trở lại dự án này.
Việc cấp tốc thứ hai là phải khơi lại nguồn suối tình tự dân tộc và ý thức
trách nhiệm uống nước nhớ nguồn cho thế hệ trẻ mà chính sách “làm sáng
danh Chúa” của nhà Ngô đã làm cho một phần lớn sinh ra vọng ngoại, dù
sống trên quê hương mình mà suy nghĩ và hành xử như một người ngoại
quốc. Chế độ Diệm đã bỏ rơi việc thờ cúng Quốc Tổ, không có luôn cả ngày
nghỉ lễ Hùng Vương. Tôi bèn phối hợp với Bộ Thông Tin và Báo Chí phát
động “Phong Trào Về Nguồn” mà trước hết là làm sống lại ngày Giỗ Tổ.
Nhân ngày giỗ Tổ năm 1964, tôi đã tổ chức và đến chủ tọa ngày lễ trọng thể
này tại Nhà Văn Hóa (Quốc Hội cũ) với sự tham gia của rất đông trí thức,
sinh viên và thanh niên. Tôi kêu gọi toàn dân hãy phát động phong trào xây
đền thờ Tổ tại Sài Gòn, tại các tỉnh và tại khắp nơi trên miền Nam tự do, để
lấy ngày giỗ Tổ làm ngày hội lớn của quốc gia. (Sau đó, tôi còn nhờ nhà văn
Doãn Quốc Sỹ đã viết một bài rất sâu sắc đề nghị lấy ngày Giỗ Tổ làm ngày
Quốc Khánh). Trong lúc chính phủ làm ngày lễ Giỗ Tổ tại Nhà Văn Hóa thì
sinh viên đại học cũng làm lễ Giỗ Tổ theo nghi thức cổ truyền tại trường
Đại Học Văn Khoa. Đây là lần đầu tiên sinh viên Việt Nam được làm lễ Giỗ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.