tăng cường những đơn vị đặc biệt của quân đội. Đội quân này buộc phải
tiến hành những cuộc càn quét liên miên, bởi cuộc nổi dậy này vừa bị đập
tắt thì một cuộc khác lại nổ ra. Ở tỉnh Hải Dương, kể cả sau khi các thủ lĩnh
Nguyễn Tuyển và Nguyễn Cừ chết năm 1741, quân của họ đã tập hợp lại,
khi ẩn khi hiện trong các làng xóm, các đầm lầy phủ đầy lau lách.
Trong các vùng trung du và thượng du ở Lạng Sơn và Bắc Giang, ở các
tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, trong vùng núi Thanh Hóa,
những nhóm dân tộc thiểu số, đôi khi liên kết với quân nổi dậy ở đồng
bằng, nổi lên chống lại nhà Trịnh. Tuy nhiên, trung tâm chủ yếu của phong
trào khởi nghĩa bao giờ cũng là đồng bằng. Bốn trong số những cuộc khởi
nghĩa nông dân này sẽ phát triển đến một quy mô to lớn đặc biệt và kéo dài
trong nhiều năm.
Xuất phát từ tỉnh Sơn Tây, phong trào do Nguyễn Danh Phương lãnh
đạo, khởi đầu năm 1740 và mãi đến năm 1751, mới tan rã. Quân khởi nghĩa
đã kiểm soát được các tỉnh Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, một phần
của tỉnh Sơn Tây, họ thu thuế các lâm sản từ miền thượng du trở xuống và
trong vòng mười một năm “đã dựng nên một nhà nước thục sự đương đầu
với triều đình Thăng Long”. Quân Trịnh sau nhiều lần thất bại, năm 1751,
chúa Trịnh Doanh phải thân chinh chỉ huy một đội quân hùng mạnh mới
dẹp tan được cuộc khởi nghĩa sau những trận đánh quyệt liệt.
Ở tỉnh Hải Dương, sau khi lãnh tự nông dân Nguyễn Cừ thất bại, năm
1741, phó tướng của ông này là Nguyễn Hữu Cầu lên thay, dấy lên một
trong những cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất của thế kỷ. Là một nhà nho
có tài, chán ghét những cuộc thi cử để ra làm quan, ông ta tiến công vào
những nhà giàu để lấy của cải chia cho dân nghèo, tự xưng là “Đại tướng
quân bảo vệ dân” đặt đại bản doanh ở các vùng duyên hải Đồ Sơn, Vân
Đồn, chiếm giữ tỉnh Kiến An, tổ chức một hạm đội nhỏ gồm những chiến
thuyền nhẹ. Là một nhà chiến lược tuyệt vời, với những đội quân cực kỳ cơ
động, thiện chiến cả trên bộ lẫn trên sông, năm 1744, Nguyễn Hữu Cầu đã
giáng cho quân Trịnh một đòn đại bại, gieo rắc nỗi kinh hoàng đến tận kinh
đô. Ảnh hưởng của Nguyễn Hữu Cầu lan sang đến tỉnh Kinh Bắc và tên