VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 114

xuất lúa gạo ở các tỉnh này và ở thời kỳ đó, khu vực miền trung đã buộc
phải mua gạo từ khu vực Gia Định(Sài Gòn).

Đè nặng lên vai giai cấp nông dân đã bị dồn đến cảnh bần cùng như vậy

là muôn vàn thứ đóng góp mà triều đình nhà Chúa áp đặt cho họ, một mặt
để theo đuổi đường lối chiến tranh hầu như liên miên, chiến tranh chống
Trịnh, chiến tranh bành trướng lãnh thổ lấn đất của Campuchia; và mặt
khác, để ngày càng dấn sâu vào cuộc sống hưởng lạc xa hoa. Các chúa
Nguyễn đánh thuê nặng mọi hoạt động nông nghiệp, thủ công hay thương
nghiệp, bắt nông dân phải đóng góp bằng tiền và hiện vật, gỗ quý, mây
song, vải vóc... Số thuế của làng Cao Xá tỉnh Thuận Hóa(khu vực Huế)
chẳng hạn cho thấy cứ 53 người có ghi tên thì 9 người được miễn, 44 người
còn lại hàng năm phải đóng các loại thuế má tổng cộng là 138 quan tiền(giá
một con trâu lớn ở thời ấy là 40 quan, vào những lúc khó khăn). Không kể
những đóng góp bằng hiện vật, sử biên niên cho biết vào năm 1746, triều
đình chúa Nguyễn hàng năm thu từ 338.000 đến 423.000 quan tiền tùy từng
năm, 840 đến 890 lượng vàng và nhiều nghìn lượng bạc.

Sử gia Lê Quý Đôn ghi rằng, nếu “nhà nước thu một phần thì các quan

thu thuế thu riêng cho họ hai phần”.

Ngay từ thế kỷ XVII, khi chính quyền của họ đã được củng cố, chúa tôi

nhà Nguyễn đắm mình vào một cuộc sống xa hoa vô độ. Các hậu cung đầy
ắp đàn bà, chúa Nguyễn Phúc Chu có đến 146 người con. Họ xây dựng
nhiều cung điện với gỗ quý được chạm khắc phong phú, ăn mặc lụa là gấm
vóc. Kinh đô Phú Xuân(Huế) vươn lên tầm vóc của một trung tâm đô hội.
Lê Quý Đôn ghi: “Từ triều Võ Vương(1738) lối sống xa hoa ngự trị, quan
nhỏ bắt chước quan to: Nhà chạm khắc, tường xây bằng đá, trướng màn
đều bằng lụa, bát đĩa đều là đồ đồng hay sứ, bàn ghế đóng bằng gỗ quý,
yên cương ngựa được trang sức bằng vàng và bạc- họ coi vàng bạc như
cát, hạt gạo như bùn

Bắt đầu từ năm 1765, thực quyền chuyển vào tay đại thần nhiếp chính

Trương Phúc Loan. Viên quan này lợi dụng mọi cách để tạo cho mình một
gia sản khổng lồ. Áp bức và độc đoán ngự trị, giai cấp phong kiến trở thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.