Sau khi chiếm được các tỉnh thuộc Trung Bộ, năm 1776, quân Tây Sơn
kéo vào Gia Định. Các địa chủ ở đây tổ chức nhau lại để kháng cự nhưng
vô ích, dinh lũy cuối cùng làm chỗ dựa cho các chúa Nguyễn sụp đổ. Chỉ
duy nhất một mình chúa Nguyễn Ánh thoát được và cùng với phe cánh của
mình kéo đến đúng ở miền Tây đồng bằng sông Mê Kông. Năm 1778,
Nguyễn Nhạc xưng vương, đóng đô ở thành Đồ Bàn thuộc tỉnh Bình Định.
Nguyễn Ánh sau khi tổ chức lại lực lượng liền phản công, sau một thời
gian chiếm lại được Gia Định và tỉnh Bình Thuận. Năm 1783, một chiến
dịch phản công do Nguyễn Huệ chỉ huy, đã làm cho Nguyễn Ánh đại bại,
phải chạy dài ra đảo Phú Quốc. Thế là Nguyễn Ánh cầu đến cái thứ vũ khí
kinh điển của bọn phong kiến khi gặp bước nguy nan: cầu cứu nước ngoài.
Nguyễn Ánh kêu gọi triều đình Xiêm tiếp cứu. Họ phải sang cho ông ta
một đạo quân cứu viện 20.000 người(có tài liệu nói đến 50.000 người),
cùng 300 chiến thuyền. Năm 1784, quân Xiêm xâm chiếm đồng bằng sông
Mê Kông, Nguyễn Huệ đem quân nghênh chiến, dụ hạm đội Xiêm vào một
trận địa phục kích trên sông Mỹ Tho ở đoạn Rạch Gầm - Xoài Mút. Cả đạo
quân Xiêm chỉ còn lại 2.000 tên sống sót, phải kiếm đường bộ để chạy về
phía tây(ngày 25 tháng Giêng năm 1785). Đây là một trong những chiến
thắng đẹp nhất trong lịch sử của Việt Nam mà nét nổi bật là chiến lược tốc
chiên tốc thắng. Chiến thắng này chặt đứt hẳn hướng bành trướng của quân
Xiêm về phía Nam Bộ. Chân dung của nhân vật Nguyễn Huệ, nhà chiến
lược kiệt xuất và anh hùng dân tộc, bắt đầu xuất hiện rõ nét, trái với
Nguyễn Ánh, kẻ đã định núp bóng ngoại bang hòng trở lại ngai vàng.
Sự cáo chung của nhà Trịnh và tái thống nhất đất nước
Rảnh tay không còn phải đối phó với chúa Nguyễn, Tây Sơn quay lại
đánh quân Trịnh lúc đó đã chiếm được Phú Xuân. Tháng 6 năm 1786,
Nguyễn Huệ dẫn đầu binh mã vượt qua đèo Hải Vân đánh chiếm Phú Xuân
rồi các tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình. Đếm đâu quân Tây Sơn cũng được
dân chúng giúp đỡ đắc lực Triều đình chúa Trịnh lúc bấy giờ đang trong
cơn khủng hoảng trầm trọng, các phe phái tranh nhau quyền lực. Quân Tây
Sơn tiến nhanh lên phía Bắc. Tháng 7 năm 1786 đã đến đồng bằng sông