Hồng. Nguyễn Huệ khôn khéo tự xưng mình là người bảo vệ vương triều
nhà Lê đã bị các chúa Trịnh truất quyền. Sự ủng hộ của dân chúng, tinh
thần chiến đấu của quân đội Tây Sơn và tài thao lược tuyệt vời của Bộ chỉ
huy do Nguyễn Huệ đứng đầu đã nhanh chóng đánh bại quân Trịnh. Cuộc
phân tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc, đất nước lại được thống nhất, đó là
một trong những công lớn của nhà Tây Sơn.
Nguyễn Huệ - người chiến thắng, nhanh chóng đến triều kiến vua Lê,
được vua gả con gái Ngọc Hân làm vợ. Triều Lê được khôi phục quyền lực
một cách long trọng. Ít năm sau, vua Lê Hiển Tông chết, Lê Chiêu Thống
lên nối ngôi, còn Nguyễn Huệ thì trở về Nam.
Ông vua mới chẳng hiểu biết gì về thời cuộc, tưởng mình có thể chơi trò
trứng khôn hơn vịt với quân Tây Sơn bằng cách tự phó thác mình trong tay
của những phần tử phiêu lưu; bọn này nhanh chóng bị Nguyễn Huệ tiêu
diệt và vua Lê Chiêu Thống bị dồn vào thế phải bỏ trốn khỏi kinh thành.
Đại thắng quân Thanh
Bị đánh bại, Lê Chiêu Thống trở mặt phản bội; ông ta kêu cứu triều đình
Mãn Thanh đang trị vì Trung Quốc. Hoàng đế Càn Long nhà Thanh vốn
nuôi tham vọng chinh phục lại nước Việt Nam, ủy cho tổng đốc Tôn Sĩ
Nghị thống lĩnh 200.000 quân để xâm lược Việt Nam. Ngày 20 tháng Mười
âm lịch năm 1788, quân Thanh xuất phát nêu cao khẩu hiệu: ''Diệt Tây Sơn
để phò nhà Lê''. Ngày 21 tháng Mười Một âm lịch, chúng vào Thăng Long,
một chiếc cầu nổi được bắc qua sông Hồng, nối hai bờ do quân Thanh
chiếm đóng.
Vua Lê Chiêu Thống được triều đình Bắc Kinh công bố là ''vua An Nam''
nhưng thực ra Tôn Sĩ Nghị mới là kẻ nắm hết mọi quyền binh và mỗi sáng
dân kinh đô vẫn chứng kiến cảnh nhà vua cùng nhóm tùy tùng của mình
kéo đến xin yết kiến tên quan toàn quyền nhà Thanh. Cộng thêm những
sách nhiễu của quân Thanh đối với dân làng, bấy nhiêu đủ để mở mắt cho
những ai đã hiểu lầm về những ý đồ thật sự của kẻ xâm lược. Chỉ riêng Lê
Chiêu Thông và những phần tử phong kiến lạc hậu, muốn bảo vệ những
đặc quyền đặc lợi của mình với bất cứ giá nào, là cứ khư khư bám chặt vào