Vào khoảng giữa thế kỷ thứ chín cho đến cuối thế kỷ thứ X, các nhóm
cầm đầu ở phía bắc giành lại ưu thế của họ và kinh đô được dời đến
Indrapura(thành phố của thần Indra) cách kinh đô cũ Sinhapura(tên Việt
Nam của địa phương này là Đông Dương) 15 cây số.
Từ thế kỷ thứ XII, Champa đã lấy đạo Phật làm quốc giáo nhưng không
vì thế mà từ bỏ Ấn Độ giáo, các cung điện của nhà vua và chùa chiền Phật
giáo cùng tồn tại bên nhau. Nước Champa bước vào một thời kỳ hưng
thịnh, biên niên sử Trung Quốc ghi lại ba cuộc tấn công của quân Champa
đánh vào các lãnh thố dưới quyền thông trị của Trung Quốc trong các năm
815, 862 và 865. Ở phía nam, vào những năm 889 - 890, không những
Champa đã đẩy lùi một cuộc xâm lược của người Khơmer đến từ vương
quốc Tchen-la, mà còn truy kích quân địch đến tận lãnh thổ nước họ, gây
cho họ nhiều thiệt hại nghiêm trọng.
Lãnh thổ Champa gồm một dãy những đồng bằng nhỏ hẹp nằm dọc theo
bờ biển giữa Biển Đông và dãy Trường Sơn và các cao nguyên thuộc Tây
Nguyên. Những dãy núi chạy ngang cắt đất nước thành từng đoạn và việc
giao thương liên lạc từ tỉnh này sang tỉnh khác là có phần khó khăn. Tuy
nhiên lãnh thổ này, mặc dù các đồng bằng chật hẹp, có lợi thế bao gồm một
dải duyên hải quan trọng và một vùng núi giàu tài nguyên thực vật và
khoáng sản. Đặc biệt, vàng khai thác từ một số mỏ đã được dựng để dựng
nhiều bức tượng của các thần Ấn Độ giáo và tượng Phật làm cho những
khách nước ngoài đến thăm kinh ngạc, thán phục, nhưng cũng khêu gợi
lòng tham vua chúa những nước lân cận, cũng như của các viên thứ sử
Trung Quốc ở đất Giao Chỉ. Mặt khác ở phía nam vĩ tuyên 16, bên kia Đèo
Hải Vân, nhiệt độ nóng ẩm đều đặn quanh năm thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Như vậy khai khoáng, đánh cá biển, làm
muối, khai thác lâm sản và nhất là nông nghiệp đã tạo thành một nền tảng
vững chắc cho vương quốc này. Trong điều kiện an ninh chính trị được đảm
bảo, người Chăm đã biết cách trồng lúa một năm hai vụ và những vết tích
còn lại chứng tỏ đã từng tồn tại ở đây một hệ thống thủy nông còn hoàn
thiện hơn so với hệ thống thủy nông của nước Việt Nam cùng thời(hệ thống