VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 149

chuyển sang tiến công. Ưu thế của đàn ông không được bà công nhận nữa,
chính là xã hội chứ không phải tự nhiên đã đẩy người đàn bà xuống hàng
dưới:

Ví đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”.
Hay chữ, thông thái, bà không e ngại sử dụng một thứ ngôn ngữ dân

gian, rất giàu màu sắc, rất táo bạo trong thể hiện, với nghệ thuật bậc thầy,
những từ thô, những thành ngữ chớt nhả vẫn không rơi vào sự tầm thường.
Bà đả kích không thương tiếc những kẻ quyền thế đạo đức giả, vạch mặt
trái những quy ước xã hội, phản đối kịch liệt nạn đa thê. Bằng một văn
phong không ai bắt chước nổi, với những ám chỉ, bằng cách vận dụng tính
chất có hai nghĩa của những từ và thành ngữ, bà thẳng tay ném bùn vào mặt
những nhân vật tai to mặt lớn nhất của xã hội phong kiến. Chính bằng cách
đó mà trong bài thơ Vịnh cái quạt, sau những ý tứ đầy gợi cảm, bà kết thúc
bằng một câu thật bất ngờ:

Chúa dấu vua yêu một cái này!

Như thế là thói hoang dâm của bọn vua Lê chúa Trịnh bị tố cáo bằng

cách tiên công trực diện. Các nhà sư cũng không được buông tha:

Oản dâng trước mắt dăm ba phẩm
Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà
”.

Trái lại, bà dành sự thương yêu cho những người phụ nữ đau khổ, dám

bảo vệ những người mẹ không chồng trong một xã hội lễ giáo vào loại khắt
khe nghiêm ngặt nhất. Chính vì vậy mà Hồ Xuân Hương - một tác giả rất
đại chúng, có một chỗ đứng riêng trong nền văn học Việt Nam.

Những truyện kể trào phúng
Văn chương trào phúng đả kích xã hội phong kiến thể hiện một cách có

hệ thống trong các truyện kể dân gian: Trạng Quỳnh và Trạng Lợn.

Trạng Quỳnh tiến công trực diện và chỉ đích danh các chúa Trịnh.

Truyện kể đưa ra một chúa Trịnh thối nát, dâm đãng, nhỏ nhen buộc phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.