còn là những khái niệm trừu tượng, mà thường cả những cán bộ lãnh đạo
thuộc các cấp cũng như nhân dân đều không hiểu.
Cuối kế hoạch 5 năm 1976 - 1980, thất bại kinh tế đã rõ ràng; sản xuất
lương thực chỉ đạt 14,4 triệu tấn so với dự kiến 21 triệu. Nhà nước phải
nhập khẩu một khối lượng lớn. Sự khan hiếm lương thực đã phá hoại ngay
những cơ sở của phát triển kinh tế. Hai con số đặc biệt có ý nghĩa:
– Sản xuất lương thực 1976 - 1980 tăng 6,45%;
– Dân số tăng 9,27%
Bảng tổng kết của ngành công nghiệp cũng không sáng sủa gì hơn:
– Tăng trưởng 0,1 %;
– 5,3 triệu tấn than(dự kiến 10 triệu);
– 175 triệu mét vải(dự kiên 450 triệu);
– Điện lực: 3,68 tỷ KW/giờ(dự kiến 5 tỷ).
Những hậu quả khủng khiếp của chiến tranh, dù là có thực vẫn không đủ
để giải thích tất cả. Một số người nói đến “khủng hoảng”, nhưng trong các
văn bản chính thức vẫn thận trọng tránh né thuật ngữ này. Người ta chỉ mới
chịu nêu lên những sai lầm trong vận dụng đường lối chung, trong quản lý
hành chính, những lỗ hổng, những bất cập của nhiều chính sách cụ thể.
Nhiều biện pháp điều chỉnh đã được thực hiện nhưng không ngăn chặn
được sự bần cùng hóa của đại bộ phận nông dân, công nhân, viên chức,
nhất là do tình hình quốc tế căng thẳng, những gánh nặng về chi phí quân
sự không thể giảm nhẹ được một cách đáng kể. Phải ôm gánh nặng
Campuchia, lại phải đối mặt với sự thù địch của Trung Quốc và của những
nước tư bản lớn, Việt Nam buộc phải dành những nguồn lực quan trọng cho
quốc phòng(không nên quên rằng Việt Nam có 3.200 km bờ biển và 7.000
km đường biên giới trên bộ).
Trong tình hình đặc biệt khó khăn đó, sự thiếu kinh nghiệm về quản lý
kinh tế đã có những hậu quả tai hại, những giải pháp về giá-lương-tiền đã
dẫn đến những kết quả thường là trái với dự kiến... Việc định lại giá cả năm
1981 đã làm bùng lên một cơn lạm phát không thể nào ngăn cản được. Sau