đó nhiều cuộc tranh cãi kịch liệt đã diễn ra trong suốt thời kỳ chuẩn bị Đại
hội V của Đảng tháng 3 năm 1982. So với Đại hội trước, Đại hội V đã có
một cách nhìn hiện thực hơn về tình hình, thấy rõ những khó khăn khách
quan, những sai lầm nghiêm trọng, những tham vọng quá lớn và chủ nghĩa
quan liêu.
Tuy nhiên, Đại hội V cũng không xác định được một đường lối đổi mới
thật sự. Mục tiêu, ngay cả ngắn hạn, vẫn là đẩy mạnh hợp tác hóa hầu như
toàn bộ các hộ nông dân và nắm lấy các sản phẩm nông nghiệp và công
nghiệp để phân phối theo kế hoạch trên quy mô cả nước, và cho tất cả các
tầng lớp xã hội. Người ta đề ra mục tiêu cho phong trào hợp tác hóa nông
nghiệp là phải bao gồm 85% số hộ nông dân ở miền Nam vào các hình thức
sản xuất tập thể.
Tuy chưa thực sự đụng đến các cấu trúc xã hội-kinh tế cơ sở nhưng một
vài biện pháp hoặc chính sách đã đưa lại phần nào kết quả:
– Chú ý đến các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, nhất là ngành thủ
công nghiệp, cho đến bấy giờ vẫn bị xem nhẹ để tập trung vào công nghiệp
nặng, nên đã cải thiện được việc sản xuất một số vật phẩm tiêu dùng hàng
ngày.
– Nghị quyết được gọi là "khoán 100" của Bộ Chính trị chủ trương giao
tạm thời ruộng đất cho các hộ nông dân, cho phép họ phần nào được tự do
quyết định cây trồng và bán các nông sản đã tạo nên chút ít tăng trưởng
trong sản xuất nông nghiệp.
Những cải tiến đó dù sao vẫn không quan trọng và cũng không lâu dài.
Nhiều biện pháp khác không đúng lại được đề ra, ví như cho phép các xí
nghiệp quốc doanh, bên cạnh việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước, được
làm ''kế hoạch ba'' gắn với thị trường tự do.
Tình hình chung vẫn bấp bênh: cán cân thương mại bị thâm hụt nặng nề,
xuất khẩu chỉ bằng 1/3 nhập khẩu(trung bình xuất khẩu 500 triệu rúp/1,5 tỷ
rúp nhập khẩu). Tình trạng khập khểnh trầm trọng nhất là ở lĩnh vực tài
chính, giá cả, tiền lương và tiền tệ. Chỉ số giá bán lẻ năm 1980 là 1 thì năm