Hướng tới một con đường mới?
Tháng 9 năm 1985, một biện pháp tài chính mới càng làm trầm trọng
thêm rất nhiều tình trạng khủng hoảng: người ta đã quyết định phát hành
một đồng tiền mới, giá trị gấp 10 lần đồng tiền cũ. Kết quả đã ngược lại với
dự kiến: lạm phát được dấn ga tăng vọt. Báo cáo của Quốc hội họp tháng
12/1985 nhận xét rằng: mục tiêu ổn định kinh tế và xã hội cũng như các chỉ
tiêu của kế hoạch 1981-1985, do Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam
đề ra đã không đạt được. Cũng trong kỳ họp này, nhiều thành viên có vị thế
cao trong Chính phủ bị cách chức; đây là lần đầu tiên một biện pháp thuộc
loại này được áp dụng, chứng tỏ mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng
hoảng kinh tế và xã hội cũng như của làn sóng dư luận không ngừng lan tỏa
trong nhiều tầng lớp xã hội.
Lần này, dư luận thực sự lôi cuốn nhiều tầng lớp, đặc biệt trong các
phạm trù xã hội có ý nghĩa chính trị nhất, ngay cả các chiến sĩ của Đảng và
nhiều trí thức cũng tham gia tranh luận sôi nổi các văn đề kinh tế, xã hội và
tư tưởng nóng hổi. Những tin tức dồn dập đến từ Liên Xô về "cải
tổ''(perestroika), về sự “minh bạch và công khai”(glasnost), những luận
điếm của Đại hội XXVII ĐẢNG Cộng sản Liên Xô, những đổi thay trong
ban lãnh đạo của đảng này đã có tiếng vang sâu sắc ở Việt Nam, có tác
dụng như một chất xúc tác thực sự. Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam,
trong một bản tuyên bố chính thức, khẳng định hoàn toàn ủng hộ chính
sách đối nội và đối ngoại do Đại hội XXVII của Đảng Cộng sản Liên Xô
thông qua, coi đó là một “bước ngoặt lịch sử trong sự tiến triển của xã hội
Xô viết”.
Việc chuẩn bị Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt cả năm
1986 được tiến hành trong một không khí hoàn toàn khác với không khí
chuẩn bị những Đại hội trước. Tại các đơn vị cơ sở của Đảng, trong nội bộ
các tổ chức quần chúng, các công đoàn, xí nghiệp, các tổ chức hành chính,
các ủy ban của Mặt trận Tổ quốc, nhiều vấn đề được đưa ra thảo luận một