cách sâu sắc. Những ý kiến đóng góp từ cơ sở đã buộc ban lãnh đạo phải
điều chỉnh một cách đáng kể bản dự thảo ''Báo cáo chính trị'' do Bộ Chính
trị chuẩn bị. Chưa bao giờ sinh hoạt chính trị lại sôi động đến thế, bởi các
cuộc tranh luận, các cuộc bầu cử đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc đều đã
diễn ra trên nền của một đợt sóng ngầm rộng lớn.
Ngày 10 tháng 7 năm 1986, sau khi Tổng Bí thư Lê Duẩn từ trần, ông
Trường Chinh được bầu lên thay; lập tức ông công bố chính sách mới của
Đảng với hai từ then chốt là: ''Đổi mới''. Khẩu hiệu này gây nên một niềm
phấn khởi lớn trong hàng ngũ Đảng cũng như nhân dân, tiếp một luồng sinh
khí mạnh chưa từng thấy cho báo chí; lần đầu tiên báo chí đề cập một cách
rõ ràng và dứt khoát những sai lầm và thiếu sót của chế độ những tệ nạn xã
hội, công khai tố giác chủ nghĩa quan liêu, bảo thủ và sự tha hóa. Ngày 15
tháng 12 năm 1986, Đại hội VI của Đảng khai mạc, dấy lên nhiều hy vọng
lớn lao. Trong "Báo cáo chính trị" có đoạn xác định rằng: ''Đại hội phải
đánh dấu một mốc quan trọng để đổi mới hệ thống tư duy, tác phong làm
việc, những phương thức tổ chức của chúng ta cho phù hợp với những cơ
sơ của chủ nghĩa Mác-Lênin, những yêu cầu của thời đại chúng ta, như đã
được thể hiện trong những tư tưởng lớn được nêu lên tại Đại hội XXVII của
Đảng Cộng sản Liên Xô... Đảng chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật, nói
tất cả sự thật".
Bản Báo cáo chú ý đặc biệt đến những sai lầm đã mắc phải chứ không
nhấn mạnh các hoàn cảnh khách quan, ''những sai lầm trầm trọng và kéo
dài liên quan đến những chính sách cụ thể quan trọng nhất, những sai lầm
về chiến lược, và trong việc thực hiện những cương lĩnh đã đề ra''.
Những sai lầm do bệnh chủ quan, duy ý chí chính là xuất phát từ những
sai lầm về tư tưởng, về chính sách tổ chức và đề bạt cán bộ.
Đặc biệt Báo cáo nói rõ rằng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sẽ lâu
đài, phải kinh qua nhiều giai đoạn, đẩy dẫy những khó khăn, khẳng định sự
cần thiết phải duy trì lâu dài một khu vực kinh tế tư nhân, cá nhân và tư bản
chủ nghĩa, được hưởng những quyền lợi hợp pháp như khu vực quốc
doanh. Việc quản lý tất cả các khu vực kinh tế kể cả khu vực quốc doanh,