hạc.
Về luật bằng trắc trong lối câu đối phú thì chỉ kể chữ cuối vế, và chữ cuối đoạn
(gọi là chữ đậu câu). Chữ cuối vế phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng.
Nếu mỗi vế có tự hai đoạn trở lên (như lối cách cụ, gối hạc), Hể chữ cuối vế là
bằng thì các chữ đậu câu phải là trắc; trái lại, hể chữ cuối vế là trắc thì các chữ
đậu câu phải là bằng. Thí dụ:
Song quan – Cách cú
Con ruồi đậu mâm xôi đậu (1);
Cái kiến bò dĩa thịt bò (b)
Ngói đỏ lợp nghè (b) lớp trên đè lớp dưới (t)
Đá xanh xây cống (t) hòn dưới nống hòn trên (b)
Gối hạc
Quan chẳng quan thì dân (b) / chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên (b)/nào
lính, nào cả, nào bàn ba (b)/ xôi làm sao, thịt làm sao, đóng góp làm sao (b); thủ
lợn nhìn lâu trở cả mắt (t).
Già chẳng già thì trẻ (t) / đàn tiểu tử nháp nhô đứng trước (t); này phú, này thơ,
này đoạn một (t) / bằng là thế, trắc là thế, lề lối là thế (t) mắt (t) gà đem mãi mỏi
bên tai (b)
3.* Phú
Định nghĩa.- Phú (nghĩa đen là bày tỏ, mô tả) là một thể văn có vần dùng để tả
cảnh vật, phong tục hoặc tính tình.
Phú cổ thể và phú Đường luật.- Theo cách làm phú có thể chia làm hai lối;
1) Cổ thể (thể cũ) là thể phú có trước đời nhà Đường, có vần mà không có đối,
hoặc như một bài ca thật dài hoặc như một bài văn xuôi mà có vần, lối sau này
gọi là lối phú lưu thủy. (nước chảy) (xem bài đọc thêm 1)
2) đường luật là thể phú đặt ra tự đời nhà đường, có vần có lối, có theo luật bằng
trắc. Lối này phải theo qui củ nhất định và là lối phú thông dụng nhất. Vậy ta
phải xét kỹ phép tắc lối này.
Cách hiệp vần trong lối phú Đường Luật.- Cách hiệp vần có thể theo.
1) Lối độc vận: từ đầu đến cuối chỉ dùng một vần.
2) Lối liên vận: một bài dùng nhiều vần.
Nếu đầu bài ra sẳn cho mình làm (như trong khi đi thi) thì có hai cách:
1) Hạn vận: (hạn chế các vần), tức là ra sẳn một câu làm vần, mình phải theo thứ