tự các chữ trong câu ấy mà gieo vần cho đủ và không được gieo vần khác vào.
2) Phóng vận (phóng: thả, cho tự do) nghĩa là mình muốn gieo vần gì cũng được
tùy ý mình.
Trong lối Đường phú, bao giờ cũng đặt hai câu đối nhau gọi là hai vế thì vần
gieo ở cuối về dưới.
Cách đặt câu trong lối Đường phú.- Trong lối Đường phú, có mấy cách đặt câu
như sau:
1) Câu tứ tự, mỗi vế bốn chữ:
2) Câu bát tự, mỗi vế tám chữ chia làm hai đoạn bằng nhau;
3) Câu song quan
4) Câu cách cú
Luật bằng trắc trong lối Đường phú.- Về luật bằng trắc như trên đã nói, chỉ kể
những chữ cuối vế và những chữ đậu câu.
1.) Nếu mỗi vế chỉ có một đoạn (tứ tự, song quan) thì hể chữ cuối vế trên là
bằng thì chữ cuối vế dưới phải là trắc; hoặc trái lại thế. Thí dụ:
Tứ tự
Đau quá đòn hằn (b)
Rát hơn lửa bỏng (t)
(Trần Tế Xương – Bài phú hỏng thi)
Song quan
Năm vua Thành Thái mười hai (b)
Lại mở khoa hti Mỹ trọng (t)
(Trần Tế Xương – Bài phú hỏng thi)
3) Nếu mỗi vế có nhiều đoạn (bát tự, cách cú, gối hạt), hễ ở vế trên cuối chữ vế
là bằng thì các chữ đậu câu phải là trắc; đến vế dưới thì chữ cuối vế đổi làm trắc
mà các chữ đậu câu lại là bằng. Thí dụ:
Bát tự
Nghiện chè nghiện rượu (t), nghiện cả cao lâu (b)
Hay hát hay chơi (b) hay nghề xuống lõng (t)
Cách cú
Thầy chắc hẳn văn chương có mực (t), lễ thánh xem giò (b).
Có mừng thầm mũ áo đến tay (b), gặp người nói mộng (t)
(Trần Tế Xương – Bài phú hỏng thi)