07. Trịnh Quán là Trịnh Quán ơi!
Thời chúa Trịnh Cương (1709-1729), hai nhân vật được Chúa hết lòng
thương yêu và tin dùng là Trịnh Quán và Nguyễn Công Hãng. Nguyễn
Công Hãng (1679-1732), người xã Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn (nay thuộc
Bắc Ninh), đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700) làm quan trải thờ ba đời chúa
là Trịnh Căn, Trịnh Cương và Trịnh Giang. Năm 1720, ông được chúa
Trịnh Cương cất nhắc, cho làm tới chức Tham tụng. Trịnh Quán là người
trong thân tộc của chúa Trịnh, được chúa Trịnh Cương tin dùng trong một
thời khá dài. Năm 1720, khi Nguyễn Công Hãng được cử giữ chức Tham
tụng thì Trịnh Quán cũng được cử giữ chức Chưởng phủ
… Đường công
danh rộng mở trước cả hai người. Nhưng, rất tiếc là hậu vận của cả hai
không mấy tốt đẹp. Nguyễn Công Hãng được chúa Trịnh Cương tin dùng
bao nhiêu thì bị chúa Trịnh Giang nghi ngờ và căm ghét bnhiêu. Rốt cuộc,
đến năm 1732 thì Nguyễn Công Hãng bị bức tử. Còn Trịnh Quán? Tuy
không bị hãm hại như Nguyễn Công Hãng, nhưng ông bị thất sủng sớm
hơn, và cũng thật khó mà nói là hậu vận của ai rủi hơn ai được. Chuyện
Trịnh Quán bị thất sủng (bất đầu từ cuối năm 1722) được sách Khâm định
Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 36, tờ 4 và 5) chép lại
như sau:
“Bấy giờ, không ít người trong thân tộc của nhà Chúa cùng nắm giữ binh
quyền, khiến cho Trịnh Cương sợ rằng, nếu để binh quyền của họ hàng lớn
quá, ắt thế nào cũng sẽ có biến. Nhân đó, (Trịnh) Cương bèn hạ lệnh rằng:
-Đấng vương giả có đức sáng, hết lòng thương yêu người trong thân tộc, ấy
là muốn mở lời giao ước của tổ tiên nhiều đời, khiến cho sổ ghi quan chức
những người trong họ ngày một đông thêm. Nhưng, nếu như không biết
vun quén để bảo vệ cho (ngôi chúa) của họ ta thì cũng là thương yêu không
phải phép vậy. Nhà ta tôn phò hoàng đế, xây dựng cơ nghiệp đến tước
vương, con cháu đều giữ binh quyền lớn, việc này do đời sau noi theo đời
trước nên lâu ngày thành nếp quen đi, khiến cho uy thế ngang nhau rồi nghi
ngờ lẫn nhau mà sinh ra hấn khích. Ta đã biết rõ duyên cớ sâu sắc của câu
ca đẩu túc và lời thơ đậu ky, cho nên đã tính kế để giữ sao cho cơ nghiệp