VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 480

Tường đã khởi nghĩa ở Thanh Hóa bằng binh đao nhưng thất bại. Sau đó Lê
Ý nổi quân ở đấy Mã Giang, mấy lần thắng được quân Mạc nhưng sau cũng
bị tiêu diệt vì khinh địch.

Nhà Mạc bắt đầu từ năm Đinh Hợi (1527), lấy niên hiệu là Minh Đức.

Mặc dù họ Mạc bị một số cố thần nhà Lê không tán thành để giữ tiết tháo.
Vừa ra nắm giữ chính quyền Mạc Đăng Dung đã ra công thu dụng các cựu
thần của tiền triều, các con cháu các nhà danh gia vọng tọc và truy phong cả
những người tuẫn tiết.

Mạc Đăng Dung lên làm vua, theo Minh sử, có ban bố tân chính sách

gồm 59 điều luật để áp dụng cấp thời về việc trị nước. Rất tiếc sử ta cũng
như sử Tàu không nói rõ 59 điều của họ Mạc ra sao.

Mạc Đăng Dung trị vì được 3 năm thì theo lối nhà Trần nhường ngôi

cho con là Mạc Đăng Doanh rồi về ở Cổ Trai làm Thái Thượng Hoàng. Tuy
vậy Mạc Đăng Dung vẫn trực tiếp điều khiển quốc chính.

Năm Canh Dần (1530) Mạc Đăng Doanh lên ngôi lấy niên hiệu là Đại

Chính, làm vua đến năm 1540 thì mất, truyền ngôi lại cho con là Mạc Phúc
Hải. Mạc Phúc Hải lấy niên hiệu là Quảng Hòa.

Từ Mạc Đăng Dung đến con cháu, triều Mạc vẫn theo đuổi những công

cuộc của nhà Lê và có nhiều thiện chí trong việc trị dân giúp nước. Trật tự
được phục hồi dần, việc canh nông được khuyến khích, việc thi cử học hành
được mở mang. Mạc Đăng Dung lại cho đúc tiền sắt, tiền đồng để tiện dụng
trong việc mua bán. Uy quyền của nhà Mạc nhờ vậy mà thấu khắp cõi Bắc
Việt. Trong khi này các lực lượng đối lập bị dồn hết vào Thanh Hóa, Nghệ
An và Thuận Hóa.

2 – Vụ Trần Thiêm Bình Thứ Hai Trong Lịch Sử Việt Nam

Trong lúc xã hội Việt Nam đi dần đến chỗ đều hòa, thăng bằng, người

dân đang tu tạo sự nghiệp sau hai chục năm nước nhà lụn bại về mọi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.